Trong hai ngày, 14 và 15/6, các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới đã tụ họp tại Genève cho Hội nghị thượng đỉnh với chủ đề “Công bằng xã hội cho tất cả”. Cũng tại cuộc họp này “Liên minh Toàn cầu vì Công bằng Xã hội” đã được ra mắt. Về điểm này, Đức Thánh Cha ca ngợi và nhận định “đây là một sáng kiến đáng khen ngợi” phù hợp với những gì Giáo hội công giáo khuyến khích các tín hữu thực hiện để trở thành những công dân có trách nhiệm. Ngài viết: “Tòa Thánh vẫn cam kết hỗ trợ mọi nỗ lực nhằm thúc đẩy công bằng xã hội, đặc biệt là tại nơi làm việc, bằng cách cung cấp các phương tiện cho cộng đồng quốc tế và trên hết bằng cách chia sẻ giáo huấn xã hội của Giáo hội”.
Nhắc đến nhiều xung đột và bất ổn trong thế giới, Đức Thánh Cha bày tỏ hy vọng Liên minh Toàn cầu vì Công bằng Xã hội có thể góp phần thúc đẩy hoà bình, đồng thời lưu ý rằng đối với Giáo hội Công giáo “dấn thân vì công lý phải được liên kết chặt chẽ với dấn thân cho hoà bình trong thế giới đương đại”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng những nỗ lực phân định và áp dụng công bằng xã hội phải dựa trên ba nền tảng là “phẩm giá con người, tình liên đới và phụ trợ”.
Ngài giải thích, tôn trọng nhân phẩm do Chúa ban cho mọi người đòi hỏi việc bảo vệ các quyền cơ bản và hạnh phúc của mọi cá nhân, bao gồm các nhu cầu về thể chất, tình cảm và tinh thần từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên.
Liên đới nhấn mạnh đến sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả mọi người, đồng thời mô tả nó là “kết cấu cho các mối quan hệ đích thực” và kêu gọi trách nhiệm “quan tâm đến nhau, đặc biệt là những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, dễ bị tổn thương hoặc chịu đựng sự bất công”. Ngài nói thêm rằng chúng ta cần đồng hành và bênh vực “cho những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, nghèo đói, bạo lực hoặc bất công”.
Cuối cùng, sự chú ý đến tính phụ trợ có thể giúp hướng dẫn việc phân bổ quyền lực và ra quyết định một cách thích hợp. Đức Thánh Cha viết: “Các tổ chức hoặc chính quyền lớn hơn có thể cung cấp hỗ trợ tổng thể khi cần thiết, trong khi các cá nhân và cộng đồng địa phương có quyền tự do đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Sự cân bằng này có thể tránh được tình trạng tập trung quyền lực quá mức, đồng thời hỗ trợ trao quyền cũng như sự tham gia của các cá nhân và cộng đồng để định hình vận mệnh của chính họ”.
Nguồn: Vatican New
Tin tức liên quan khác
Diễn từ của Đức Thánh Cha dành cho thành viên Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử năm 2024
Phong thánh “tương đương”, một đặc trưng của Đức Giáo hoàng Phanxicô?
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong giờ Kinh Chiều với các Giám mục, Linh mục, tu sĩ, chủng sinh Bồ Đào Nha
Thứ Bảy tuần 23 Thường niên năm I (Lc 6,43-49)
Đôi nét về Mùa Vọng
Thứ Tư tuần 3 mùa Chay (Mt 5,17-19)
Thông điệp Laudato si’ đã thay đổi một bộ lạc ở Kenya
Thành công trong đời tu