Viện Nghiên cứu Liên tôn Hoàng gia được thiết lập vào năm 1994, dưới sự bảo trợ của Hoàng thân El Hassan bin Talal. Là chú ruột và cố vấn của Quốc vương Abdullah II nước Giordani, Hoàng thân được biết đến là người luôn ủng hộ đối thoại liên tôn. Qua sự hỗ trợ trong các cuộc nghiên cứu, các cuộc gặp gỡ và dự án, Viện Nghiên cứu muốn ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan trong các cộng đồng Giordani, bằng cách giảng dạy các giá trị nhân văn được truyền cảm hứng từ các nguyên tắc tôn giáo ôn hoà và khuyến khích đón nhận người khác, đặc biệt các tín đồ của các tôn giáo khác.
Trong diễn văn đáp từ, trước hết Đức Thánh Cha xác nhận rằng Hội thảo được thực hiện lần thứ Sáu cho thấy sự kiên trì trên hành trình đối thoại liên tôn và liên văn hóa, và cũng là bằng chứng của một tình bạn trung thành, vẫn tiếp tục mặc dù có sự thay đổi về nhân sự và trách nhiệm.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn bày tỏ lòng quý mến và biết ơn đối với Quốc vương Abdullah II của Giordani, vì sự quan tâm của Quốc vương đối với các cộng đoàn Kitô hữu không chỉ ở Giordani, nhưng còn đối với các cộng đoàn ở Trung Đông, đặc biệt trong thời điểm xung đột và bạo lực hiện nay. Quốc vương không bao giờ mệt mỏi khi lặp lại rằng các Kitô hữu ở những vùng đất được chúc lành đó là người bản địa, do đó họ cư ngụ tại nơi tổ tiên họ đã sống trong nhiều thế kỷ”.
Đức Thánh Cha nhận xét, dưới sự hướng dẫn sáng suốt của Hoàng thân El Hassan bin Talal, Viện Nghiên cứu Liên tôn Hoàng gia có một trong những mục tiêu chính là bảo tồn và nâng cao di sản Ả Rập Kitô giáo. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các công dân Kitô của ngày hôm qua và ngày nay, nhưng còn bảo vệ và củng cố di sản này trên khắp Trung Đông, rất đa dạng và phong phú về các nhóm sắc tộc, tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống.
Đức Thánh Cha nói ngài hiểu cuộc đối thoại mà Bộ Đối thoại của Toà Thánh và Viện Nghiên cứu Liên tôn Hoàng gia đang thực hiện và thúc đẩy, để có kết quả, đòi hỏi một sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau, trong nhận thức về cả sự hội tụ và sự khác biệt.
Ngài nói: “Điều đầu tiên mà chúng ta phải tập trung, đó là điều liên kết chúng ta, trên bình diện tôn giáo – tinh thần cũng như trên bình diện luân lý – đạo đức. Theo nghĩa này, quý vị đề xuất làm nổi bật nhiều giá trị chung, như tôn thờ Thiên Chúa duy nhất, cầu nguyện, chay tịnh, hành hương, lòng trắc ẩn, chia sẻ, quan tâm đến những người thiệt thòi và đau khổ. Chúng ta cũng tin rằng không phải mọi sự đều kết thúc bằng cái chết, nhưng có một cuộc sống khác, vĩnh cửu, nơi chúng ta sẽ chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa về hành động của chúng ta và nhận phần thưởng hoặc án phạt. Do đó, dấn thân chung của chúng ta là hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, cho vinh quang Thiên Chúa và niềm vui cho tất cả những người chúng ta gặp trong cuộc lữ hành trần thế”.
Tin tức liên quan khác
Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường
Thứ Bảy tuần 25 Thường niên năm I (Lc 9,43b-45)
Chống lại chủ nghĩa đắc thắng và tinh thần thế tục – Kỳ 3: Phương thuốc giải độc
Già & trẻ
Học cách giảng lễ từ Chúa Giêsu
Marseille, nơi trú ẩn Địa Trung Hải cho các Kitô hữu phương Đông
Các Bài Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXV Thường Niên- A
Đức Phanxicô là giáo hoàng tuyên phong nhiều vị thánh nhất