TGPSG / Aleteia — Căn cứ trên sự sùng kính mà đích thân Chúa Kitô muốn có, mời gọi chúng ta tôn kính những vết thương của Người, chúng ta hãy đi sâu vào mầu nhiệm tình yêu đó mỗi ngày trong Tuần Thánh này. Vì chính khi chiêm ngắm vai, đầu, cạnh sườn, tay và trái tim rỉ máu của Người mà chúng ta mới ý thức được Đức Kitô đã phải chịu đau đớn thế nào vì chúng ta và Người yêu thương chúng ta đến đâu.
Sau khi chiêm ngắm bờ vai đau đớn của Chúa Kitô vì vác thánh giá, chúng ta quan sát đến những vết thương trên đầu Người do vòng gai và đòn roi để lại. Đãcó 3 trong số 4 Phúc Âm đề cập đến vòng gai do những người lính của Phongxiô Philatô đặt lên đầu Chúa.
“Rồi, với những cành gai, họ bện thành cái vòng và đặt lên đầu Người; họ đặt vào tay phải Người một cây sậy và để chế nhạo Người, họ quỳ xuống trước mặt Người mà nói: “Chào vua dân Do Thái!” Và, sau khi đã khạc nhổ lên Người, họ lấy cây sậy và đánh vào đầu Người.” (Mt 27, 29).
Thánh Gioan Kim Khẩu đã từng nói vào thế kỷ thứ 5: “Chúng ta đừng chỉ đọc truyện về Cuộc Thương Khó của Đấng Cứu Thế. Chúng ta hãy mang nó trong tâm trí và trong trái tim; hãy luôn để trước mắt chúng ta cái vòng gai, cái áo choàng, cây sậy, những cái tát, những cú đánh người ta đập vào mắt Người, những bãi khạc nhổ, những lời chế nhạo, chọc tức. Việc thường xuyên suy gẫm về những điều nhục nhã đó sẽ làm dịu đi sự giận dữ của chúng ta” (Chú giải Tin Mừng Gioan).
Còn hơn cả việc làm dịu đi mọi cơn giận giữ, những vết thương của Chúa Giêsu làm phát sinh sự bình an, vì đó là dấu chỉ của lòng thương xót vô bờ của Chúa. Đức Giáo hoàng Phanxicô khẳng định: “Đừng quên lãng những vết thương của Chúa Giêsu vì từ chúng phát sinh ra bình an, hân hoan và sức mạnh cho sứ vụ” (Buổi đọc kinh Nữ Vương Thiên Đàng 28/04/2019). Vì “Qua hình ảnh Chúa Giêsu bị đóng đinh, mầu nhiệm sự chết của Con Thiên Chúa đã biểu lộ ra như một cử chỉ yêu thương tối thượng, là nguồn mạch sự sống và ơn cứu độ cho nhân loại qua mọi thời đại” (Buổi đọc kinh Truyền Tin 18/03/2018).
Chiếc mão gai, giờ là thánh tích, khi cung cấp đến 70 cái gai được tôn thờ rải rác khắp nơi trên thế giới, khiến chúng ta liên tưởng đến hàng loạt vết thương trên đầu Đức Kitô. Còn những người lính, không chỉ bằng lòng với những gai nhọn trên cái mão, họ còn quất roi vào mặt Chúa Giêsu nữa.
Nếu thánh Bernard de Clairvaux đã nghe chính Chúa Giêsu nói với mình rằng vết thương đau đớn nhất là vết thương ở vai, thìnữ tu dòng Thăm Viếng Marie-Marthe Chambon lại cho rằng sơ đã được Chúa tiết lộ cái mão gai mới làm Người đau nhất: “Chiếc mão gai đã làm Ta đau hơn mọi vết thương khác, nó là sự đau đớn dữ dội sau khi ở Vườn Cây Dầu”, Chúa Kitô đã nói với sơ.
Một khuôn mặt biến dạng, nhưng là một khuôn mặt yêu thương
Cùng một cách như khi Đức Kitô hứa sẽ ban ơn cho những ai tôn sùng vết thương ở vai của Người, Người mời gọi chiêm ngắm những vết thương của Người do vòng gai gây ra. “Những linh hồn từng chiêm ngắm và tôn vinh vòng gai của Ta dưới đất này sẽ trở thành vòng vinh quang của Ta trên trời! Các con chiêm ngắm vòng gai chỉ trong một khoảnh khắc ở cõi đời này, Ta sẽ ban cho các con vòng vinh quang muôn đời. Chính nó, chính chiếc mão gai sẽ khiến các con xứng đáng với vinh quang này.”, Chúa đã nói như vậy với sơ Marie-Marthe Chambon hồi thế kỷ 19.
Một gương mặt đầy thương tích, bị biến dạng vì đòn roi và đau đớn, nhưng là một bộ mặt đầy yêu thương. Đức Giám mục Dominique Le Tourneau đã thốt lên trong quyển ‘Những vết thương của Đấng Kitô’ (NXB Artège): “Dù gương mặt Người có bị biến dạng và ánh nhìn của Người có bị che khuất bởi đám mây mù tội lỗi của chúng con đi chăng nữa, thì tất cả vẫn toát rasự nhân lành và tình yêu thương. Gương mặt Người không bị biến dạng vì ghen ghét. Người không có nếp nhăn của hận thù.”
Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã viết: “Hãy nhìn thẳng vào Thánh Nhan Chúa… Lúc đó, chúng ta sẽ thấy Người yêu chúng ta biết bao”.
Đức Cha Le Tourneau viết tiếp: “Khi chiêm ngắm Thánh Nhan Người, khi nhìn Người chăm chú với vẻ ngoài đau đớn, biến dạng, thậm chí kỳ cục, con thấy mình đang ở trước một nhân vật, một Ai Đó đang yêu thương con. Còn gì êm dịu hơn khi biết mình được yêu, khi cảm thấy cận kề bên mình có một người yêu mình, người ấy biết tỏ cho mình thấy họ đang yêu mình cách tế nhị, liên lỉ và quảng đại?”
Và trên cả tình yêu, gương mặt Người báo hiệu sự phục sinhcủa Người, hứa hẹn sự sống lại của chính chúng ta. Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô 2 đã nhấn mạnh trong tông thư Khởi Đầu Thiên Niên Kỷ Mới: “Hội Thánh ở trong trạng thái không ngừng chiêm ngắm gương mặt đẫm máu đó, nơi ẩn giấu sự sống của Chúa và là nơi tặng ban ơn cứu độ cho thế giới. Nhưng việc Giáo hội chiêm ngắm Nhan Thánh Chúa Giêsu không thể dừng lại ở hình ảnh Người Bị Đóng Đinh. Người là sự Sống Lại !”
Tôn kính những thương tích trên đầu Đức Kitô
Để hoàn thiện sự tôn sùng đặc biệt những vết thương trên đầu Chúa Kitô, chúng ta hãy đón nhậnlời kinh tôn kính những vết thương của Chúa Giêsu Kitô, đặc biệt là những vết thương trên đầu của Người.
Ôi, những Vết thươngthánh trên đầu Chúa Giêsu Kitô,
Con dâng hiến tâm trí con cho Người,để trí khôn conkhông gây trở ngại cho sự thánh hóa bản thân con. Amen.
Mathilde de Robien (Aleteia) / Lê Hưng (TGPSG) chuyển ngữ
Xem: Chiêm ngắm những vết thương trên vai của Đức Kitô (bài 1)
Tin tức liên quan khác
Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức tại Giáo xứ Đông Yên
Suy niệm tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Chay 2024: Bài 1 – Ta là bánh trường sinh
Chúa nhật 34 Thường niên năm A – Chúa Kitô Vua (Mt 25,31-46)
Ban Truyền Thông: Thông báo Lịch mục vụ của Đức Giám mục Giáo phận dịp Lễ Các Thánh và Lễ Các Đẳng Linh Hồn
Thứ Tư tuần 13 Thường niên năm I – Ơn giải thoát (Mt 8,28-34)
Lần đầu tiên Giáo hội Pháp tổ chức sự kiện giới trẻ toàn quốc tại Đại hội GTTG
Chịu đau khổ như Đức Kitô nghĩa là gì?
Đức Thánh Cha: Giáo hội là một “công trình đang tiến triển”