Trước hết về lòng khao khát tìm kiếm Thiên Chúa, Đức Thánh Cha nói tìm kiếm Thiên Chúa trước hết trong Lời Chúa, trong việc suy niệm Lời Chúa hằng ngày. Tiếp đến, tìm kiếm Thiên Chúa được thể hiện trong khi chiêm ngắm thụ tạo, trong việc để cho mình được chất vấn bởi các sự kiện hàng ngày, trong việc sống công việc như một lời cầu nguyện, đến mức biến chính phương tiện làm việc của mình thành những công cụ chúc phúc, và cuối cùng là nơi mọi người, anh chị em mà Chúa Quan Phòng cho chúng ta gặp nhau. Trong tất cả những điều này, chúng ta được mời gọi trở thành những người tìm kiếm Thiên Chúa.
Thứ hai là lòng nhiệt thành đối với Tin Mừng. Đức Thánh Cha cho rằng theo gương các đan sĩ, những người sống theo tinh thần Thánh Biển Đức cũng được mời gọi biến đổi nơi mình sống như men trong bột, với khả năng và trách nhiệm, đồng thời với sự dịu dàng và trắc ẩn, như Công đồng Vatican II mời gọi. Tất cả lòng nhiệt thành này đều xuất phát từ lòng nhiệt thành với Tin Mừng. Ngày nay, trong một thế giới toàn cầu hóa nhưng phân mảnh, vội vã và tập trung vào tiêu dùng, trong bối cảnh mà nguồn gốc gia đình và xã hội đôi khi dường như như biến mất, không cần những Kitô hữu chỉ tay, nhưng cần những chứng nhân nhiệt thành lan tỏa Tin Mừng “trong cuộc sống qua cuộc sống”.
Về điểm cuối cùng của truyền thống Biển Đức, lòng hiếu khách, Đức Thánh Cha nhắc lại tu luật của Thánh Biển Đức về điều này: “Tất cả những ai đến đan viện đều được đón tiếp như Chúa Kitô, bởi vì một ngày nào đó Người sẽ nói ‘Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước’ (Mt 25, 35). Và Thánh Biển Đức tiếp tục bằng cách chỉ rõ một số thái độ cụ thể mà toàn thể cộng đoàn phải thực hiện, như thể hiện tình yêu thương, cùng cầu nguyện, hiệp thông, trao đổi bình an, nghĩa là chia sẻ với khách viếng thăm tất cả những gì quý giá nhất”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến những vị khách mà Thánh Biển Đức gọi là “đặc biệt”, đó là những người nghèo và khách hành hương. Với những vị khách này cần phải quan tâm nhiều hơn. Đức Thánh Cha mời gọi: “Là những giáo dân, đan viện của anh chị em là thế giới, thành phố, nơi làm việc, và ở đó anh chị em được mời gọi trở thành những gương mẫu chào đón với sự tôn trọng đối với những ai đến gõ cửa và ưu ái người nghèo. Ngày nay chúng ta cần điều này như cần không khí. Vì đôi khi có vẻ như xã hội chúng ta đang dần dần nghẹt thở trong những căn hầm khoá kín của ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân và sự thờ ơ”.
Tin tức liên quan khác
Giáo xứ Thịnh Lạc: Niềm vui Tạ Ơn Khánh Thành Trung Tâm Mục Vụ Trong Ngày Cao Điểm Tuần Chầu
Thứ Sáu tuần 16 Thường niên năm I – Mảnh đất tâm hồn (Mt 13,18-23)
Lặng bước cùng Giêsu
Đức Thánh Cha Phanxicô chào biệt Indonesia, lên đường viếng thăm Papua New Guinea
Đức Thánh Cha: Hãy tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới với niềm hy vọng tràn đầy
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Ông bà và Người cao tuổi lần thứ IV năm 2024
Thứ Sáu tuần 4 mùa Chay (Ga 7,1-2.10.25-30)
Đức Thánh Cha: Sức khỏe đã tốt hơn và không có ý định từ chức