Hội Hiệp sĩ Malta là một tổ chức có quy chế của một thực thể quốc tế, được thành lập từ gần 1.000 năm, có chủ quyền như một quốc gia, có quan hệ ngoại giao trên cấp đại sứ với 113 nước trên thế giới và với 33 tổ chức quốc tế. Về phương diện tinh thần và tu đức, Hội có quy chế như một dòng tu Công giáo và dưới khía cạnh này hội tùy thuộc Đức Giáo hoàng.
Hội Hiệp sĩ Malta hiện có 13.500 thành viên nam nữ trên thế giới, trong đó chỉ có gần 40 thành viên có ba lời khấn như tu sĩ. Ngoài ra, Hội có 80.000 thiện nguyện viên trên thế giới, trong đó có nhiều bác sĩ và nhân viên y tế. Phần lớn các hoạt động của Hội thuộc lãnh vực bác ái và y tế.
Hoạt động mang tính tôn giáo: làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa khi phục vụ người nghèo
Ngỏ lời với các đại sứ của Hội Hiệp sĩ Malta, trước hết Đức Thánh Cha nhắc lại điều được nêu trong Hiến pháp: “Bảo vệ đức tin và quý trọng người nghèo”. Khi phục vụ người nghèo là phục vụ Chúa Giêsu. Ngài nhắc nhở họ yêu kính Chúa nơi những người nghèo, với sự khiêm tốn, không khoa trương và phô trương.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Khi chúng ta đến gần những người hèn mọn nhất, những người bệnh tật, đau khổ, chúng ta nhớ rằng những gì chúng ta làm là dấu chỉ lòng trắc ẩn và sự dịu dàng của Chúa Giêsu. Theo nghĩa này, công việc của anh chị em không chỉ mang tính nhân đạo, giống như công việc đáng khen của nhiều tổ chức khác: nó là một hành động tôn giáo tôn vinh Thiên Chúa khi phục vụ những người yếu đuối nhất và minh chứng cho lòng yêu mến của Chúa dành cho họ”.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhắc rằng hoạt động ngoại giao của các đại sứ của Hội Hiệp sĩ Malta phải luôn được xem xét dưới góc độ này, của một dòng tu. Do đó, “nếu Hội không có mục đích làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với những người nghèo khó, thì những việc được một Dòng tu thực hiện sẽ không có ý nghĩa gì”.
Tương quan với Tòa Thánh
Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng Hội Hiệp sĩ Malta là một dòng được Tòa Thánh phê chuẩn, dưới quyền của Tòa Thánh, như một công cụ hoạt động tông đồ, do đó “điều quan trọng là phải thiết lập mối quan hệ cộng tác hiệu quả giữa đại diện ngoại giao của Dòng và Đại diện của Đức Thánh Cha, trong một hành động chung vì lợi ích của Giáo hội và xã hội; tương tự như vậy, mối liên kết của Dòng với Đức Giáo hoàng không phải là sự hạn chế quyền tự do của Dòng, mà là quyền giám hộ, được thể hiện qua mối quan tâm của Thánh Phêrô nhằm đạt được lợi ích lớn nhất của Dòng, như đã xảy ra nhiều lần ngay cả khi có sự can thiệp trực tiếp vào những thời điểm khó khăn”. (CSR_402_2024)
Tin tức liên quan khác
Đức Giê-su Ki-tô – Đường cầu nguyện
Chúa nhật 4 Thường niên năm B – Trừ quỷ (Mc 1,21-28)
Diễn từ Đức Thánh Cha dành cho thành viên Phong trào Công giáo Tiến hành Ý, năm 2024
Các Giám mục trên thế giới chào mừng Tài liệu làm việc của Thượng hội đồng
Ngày JMJ được mời gọi tham dự thánh lễ cho Ngày Thế Giới Ông Bà và Người Cao Tuổi
Thứ Ba tuần 11 Thường niên năm II – Yêu thương kẻ thù (Mt 5,43-48)
Thứ Sáu tuần 3 Phục sinh – Bánh Hằng Sống (Ga 6,52-59)
Thư Thượng Đế gửi Eva