Tài liệu “Lời kêu gọi Roma về Đạo đức Trí tuệ nhân tạo” trước đây đã được ký bởi các công ty công nghệ quốc tế như Microsoft và IBM, bởi các tổ chức như FAO, bởi vô số trường đại học trên khắp thế giới, bởi các công ty và cá nhân cũng như đại diện của ba tôn giáo độc thần. Cisco trở thành gã khổng lồ công nghệ mới nhất tham gia lời kêu gọi của Giáo hội về việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo một cách có đạo đức và có trách nhiệm.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo cách đạo đức và có trách nhiệm
Tài liệu nhấn mạnh sự cần thiết của “đạo đức thuật toán”, có nghĩa là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách có đạo đức theo các nguyên tắc minh bạch, hòa nhập, trách nhiệm giải trình, công bằng, độ tin cậy, bảo mật và quyền riêng tư.
Trích dẫn Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, tài liệu chỉ ra phẩm giá và quyền bình đẳng của tất cả con người mà Trí tuệ nhân tạo phải bảo vệ và đảm bảo, đồng thời kêu gọi bình đẳng vì “lợi ích của nhân loại và môi trường”.
Tài liệu nêu rõ rằng có ba yêu cầu đối với “tiến bộ công nghệ để phù hợp với tiến bộ thực sự của loài người và sự tôn trọng hành tinh” – nó phải mang tính toàn diện, lấy lợi ích của loài người làm cốt lõi và chăm sóc hành tinh bằng cách tiếp cận có tính bền vững cao”
Ông Robbins nói rằng “các nguyên tắc của Lời kêu gọi Roma phù hợp với niềm tin cốt lõi của Cisco rằng công nghệ phải được xây dựng trên nền tảng của sự tin tưởng ở mức cao nhất để mang lại một tương lai toàn diện cho tất cả mọi người”.
Sự dấn thân của Vatican đối với đạo đức trí tuệ nhân tạo
Nhiều năm trước khi hệ thống chatbot GPT-4 được phát hành rộng rãi, do công ty khởi nghiệp OpenAI ở San Francisco phát triển, Vatican đã tham gia rất nhiều vào cuộc trò chuyện về đạo đức trí tuệ nhân tạo, tổ chức các cuộc thảo luận cấp cao với các nhà khoa học và giám đốc điều hành công nghệ về vấn đề đạo đức của trí tuệ nhân tạo vào các năm 2016 và 2020.
Đức Thánh Cha đã thành lập Tổ chức RenAIssance vào tháng 4/2021 như là một tổ chức phi lợi nhuận của Vatican nhằm hỗ trợ việc suy tư về mặt nhân chủng học và đạo đức của các công nghệ mới đối với đời sống con người.
Ngài cũng chọn trí tuệ nhân tạo làm chủ đề cho thông điệp hòa bình năm 2024 của ngài, trong đó ngài khuyến nghị các nhà lãnh đạo toàn cầu thông qua một hiệp ước quốc tế để điều chỉnh việc phát triển và sử dụng Trí tuệ nhân tạo.
Nguồn: vaticannews.va/vi
Tin tức liên quan khác
Thứ Hai tuần 27 Thường niên năm I – Luật yêu thương (Lc 10,25-37)
Thánh Giuse, “Idol” trong thế giới ồn ào
Tiếng nấc trong tấc dạ
Hội đồng Giám mục Việt Nam: Hội nghị thường niên kỳ I/2023 ngày thứ ba
Chúa nhật 17 Thường niên năm A (Mt 13,44-52)
Thư từ của các nhà truyền giáo Pháp tại Việt Nam được đăng online giúp nghiên cứu lịch sử Việt Nam thế kỷ XX
Những Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Seoul năm 2027 sẽ có tác động như một “quả bom” cho xã hội và Giáo hội
Thứ Hai tuần 3 mùa Vọng – Chất vấn về quyền (Mt 21,23-27)