27th Sunday in Ordinary Time
Reading I:Genesis 2:18-24
Reading II:Hebrews 2:9-11
Chúa Nhật 27 Thường Niên
Bài Đọc I:Sáng Thế 2,18-24
Bải Đọc II:Do Thái 2,9-11
———-o0o———-
Gospel
Mark 10:2-16
2 And Pharisees came up and in order to test him asked, “Is it lawful for a man to divorce his wife?”
3 He answered them, “What did Moses command you?”
4 They said, “Moses allowed a man to write a certificate of divorce, and to put her away.”
5 But Jesus said to them, “For your hardness of heart he wrote you this commandment.
6 But from the beginning of creation, ‘God made them male and female.’
7 ‘For this reason a man shall leave his father and mother and be joined to his wife,
8 and the two shall become one flesh.’ So they are no longer two but one flesh.
9 What therefore God has joined together, let not man put asunder.”
10 And in the house the disciples asked him again about this matter.
11 And he said to them, “Whoever divorces his wife and marries another, commits adultery against her;
12 and if she divorces her husband and marries another, she commits adultery.”
13 And they were bringing children to him, that he might touch them; and the disciples rebuked them.
14 But when Jesus saw it he was indignant, and said to them, “Let the children come to me, do not hinder them; for to such belongs the kingdom of God.
15 Truly, I say to you, whoever does not receive the kingdom of God like a child shall not enter it.”
16 And he took them in his arms and blessed them, laying his hands upon them.
Phúc Âm
Máccô 10,2-16
2 Có mấy người Pharisêu đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: “Thưa Thầy, chồng có được phép rẫy vợ không?” Họ hỏi thế là để thử Người.
3 Người đáp: “Thế ông Môsê đã truyền dạy các ông điều gì?”
4 Họ trả lời: “Ông Môsê đã cho phép viết giấy ly dị mà rẫy vợ”.
5 Đức Giêsu nói với họ: “Chính vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê mới viết điều răn đó cho các ông.
6 Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ;
7 vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình,
8 và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt.
9 Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”.
10 Khi về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điều ấy.
11 Người nói: “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình;
12 và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”
13 Người ta dẫn trẻ em đến với Đức Giêsu, để Người chạm tay vào chúng. Nhưng các môn đệ xẵng giọng với chúng.
14 Thấy vậy, Người bực mình nói với các ông: “Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng.
15 Thầy bảo thật anh em: Ai không đón nhận Nước Thiên Chúa như một trẻ em, thì sẽ chẳng được vào”
16 Rồi Người ôm lấy các trẻ em và đặt tay chúc lành cho chúng.
Bài Ðọc I: St 2, 18-24
“Cả hai nên một thân thể”.
Trích sách Sáng Thế.
Chúa là Thiên Chúa phán: “Ðàn ông ở một mình không tốt. Ta hãy tạo dựng cho nó một nội trợ giống như nó”. Sau khi lấy bùn đất dựng nên mọi thú vật dưới đất và toàn thể chim chóc trên trời, Thiên Chúa dẫn đến trước mặt Ađam để coi ông gọi chúng thế nào, và sinh vật nào Ađam gọi, thì chính đó là tên nó. Ađam liền đặt tên cho mọi súc vật, chim trời và muông thú. Nhưng Ađam không gặp một người nội trợ giống như mình.
Vậy Thiên Chúa khiến cho Ađam ngủ say, và khi ông đang ngủ, Người lấy một xương sườn của ông, và đắp thịt lại. Thiên Chúa làm cho chiếc xương sườn đã lấy từ Ađam trở thành người đàn bà, rồi dẫn đến Ađam. Ađam liền nói: “Bây giờ đây xương bởi xương tôi và thịt bởi thịt tôi. Người này sẽ được gọi là người nữ, vì bởi người nam mà ra”. Vì thế, người đàn ông sẽ lìa bỏ cha mẹ mà kết hợp với vợ mình, và cả hai nên một thân thể.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5. 6
Ðáp: Nguyện Chúa chúc phúc cho chúng con hết mọi ngày trong đời sống chúng con!
Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn được an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may.
Ðáp: Nguyện Chúa chúc phúc cho chúng con hết mọi ngày trong đời sống chúng con!
2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn. Con cái bạn như chồi non của khóm ô-liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn.
Ðáp: Nguyện Chúa chúc phúc cho chúng con hết mọi ngày trong đời sống chúng con!
3) Ðó là phúc lộc dành để cho người biết kính sợ Chúa. Nguyện Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn.
Ðáp: Nguyện Chúa chúc phúc cho chúng con hết mọi ngày trong đời sống chúng con!
4) Và để bạn nhìn thấy lũ cháu đàn con. Nguyện xin bình an đến trên đất Israel.
Ðáp: Nguyện Chúa chúc phúc cho chúng con hết mọi ngày trong đời sống chúng con!
Bài Ðọc II: Dt 2, 9-11
“Ðấng thánh hoá và những người được thánh hoá, tất cả đều do một nguồn gốc”.
Trích thư gửi tín hữu Do Thái.
Anh em thân mến, Ðấng trong một thời gian bị hạ xuống kém các Thiên Thần, là Ðức Giêsu, chúng ta thấy Người được triều thiên vinh quang và danh dự vì cuộc tử nạn của Người, để nhờ ơn Thiên Chúa, Người chịu chết thay cho mọi người. Quả vậy, thật là thích hợp việc Chúa là nguyên nhân và cùng đích mọi vật, đã dẫn đưa nhiều con cái đến vinh quang và đã lấy cuộc khổ nạn mà làm cho Ðấng đem lại ơn cứu rỗi được hoàn hảo. Vì chưng, Ðấng thánh hoá và những người được thánh hoá, tất cả đều do một nguồn gốc. Vì thế, Người không hổ thẹn gọi họ là anh em.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Ga 17,17
Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Lời Cha là chân lý; xin hãy thánh hoá chúng trong sự thật”. – Alleluia.
Phúc Âm: Mc 10, 2-16
“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Maccô.
Khi ấy, những người biệt phái đến gần và hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?” Người đáp: “Môsê đã truyền cho các ông thế nào?” Họ thưa: “Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị”. Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: “Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ”.
Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: “Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng và lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”.
Bấy giờ người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: “Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó”. Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng.
Ðó là lời Chúa.
Hoặc đọc bài này: Mc 10, 2-12
“Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Maccô.
Khi ấy, những người biệt phái đến gần và hỏi thử Chúa Giêsu rằng: “Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?” Người đáp: “Môsê đã truyền cho các ông thế nào?” Họ thưa: “Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị”. Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: “Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ”.
Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: “Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng và lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”.
Ðó là lời Chúa.
Giáo lý cho bài giảng Chúa nhật 27 Thường niên năm B
WHĐ (05/10/2024) – Để hỗ trợ các nhà giảng thuyết thuận tiện hơn trong việc thêm giáo lý vào bài giảng, Ban Biên tập xin được trích dẫn những điểm giáo lý phù hợp với các bài đọc Kinh Thánh của lễ Chúa Nhật 27 Thường niên năm B theo hướng dẫn của Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích.
Số 1602-1617, 1643-1651, 2331-2336: Sự chung thủy phu phụ Số 2331-2336: Ly dị Số 1832: Sự trung tín – một hoa trái của Thần Khí Số 2044, 2147, 2156, 2223, 2787: Lòng trung thành của những người đã lãnh Phép Rửa Bài Ðọc I: St 2, 18-24 Bài Ðọc II: Dt 2, 9-11 Phúc Âm: Mc 10, 2-16 |
Số 1602-1617, 1643-1651, 2331-2336: Sự chung thủy phu phụ
Số 1602. Kinh Thánh mở đầu bằng việc tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa[1] và kết thúc bằng viễn ảnh về “tiệc cưới Con Chiên” (Kh 19,9)[2]. Từ đầu đến cuối, Kinh Thánh nói về hôn nhân và mầu nhiệm hôn nhân, về việc thiết lập và ý nghĩa mà Thiên Chúa đã ban cho hôn nhân, về nguồn gốc và mục đích của hôn nhân, về những việc thực hiện khác nhau của hôn nhân qua dòng lịch sử cứu độ, về những khó khăn của hôn nhân phát sinh do tội lỗi, và việc canh tân hôn nhân “trong Chúa” (1 Cr 7,39), trong Giao Ước Mới của Đức Kitô và của Hội Thánh[3].
Hôn nhân trong trật tự của công trình tạo dựng
Số 1603. “Cộng đồng thân mật của đời sống và tình yêu hôn nhân, đã được Đấng Tạo Hoá thiết lập và quy định những luật lệ cho nó. Chính Thiên Chúa là tác giả của hôn nhân”[4]. Ơn gọi hôn nhân đã được khắc ghi trong chính bản tính của người nam và người nữ, như chính họ phát xuất từ bàn tay Đấng Tạo Hoá. Hôn nhân không phải chỉ là một định chế của phàm nhân, mặc dù đã có không ít những biến đổi mà hôn nhân đã trải qua suốt các thế kỷ, trong các nền văn hoá, cơ cấu xã hội và thái độ tinh thần khác nhau. Những sự khác biệt này không được làm quên đi những nét chung và trường tồn. Dù phẩm giá của định chế này không phải ở đâu cũng sáng tỏ như nhau[5], nhưng trong tất cả các nền văn hoá, vẫn có một ý thức nào đó về sự cao cả của việc kết hợp trong hôn nhân. “Ơn cứu độ của cá nhân và của xã hội nhân loại và xã hội Kitô giáo, liên kết chặt chẽ với tình trạng lành mạnh của cộng đồng hôn nhân và gia đình”[6].
Số 1604. Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng con người vì tình yêu, cũng đã kêu gọi họ đến tình yêu, đó là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của mọi nhân vị. Thật vậy, con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa[7], Đấng chính “là Tình Yêu” (1 Ga 4,8.16). Vì Thiên Chúa đã dựng họ có nam có nữ, nên tình yêu hỗ tương của họ là một hình ảnh của tình yêu tuyệt đối và bất diệt Thiên Chúa dành để yêu con người. Dưới mắt Đấng Tạo Hóa, tình yêu nay là tốt, là rất tốt[8]. Và tình yêu này, được Thiên Chúa chúc phúc, được nhắm đến việc sinh sôi nảy nở và trong công trình chung, nhắm đến việc bảo tồn công trình tạo dựng: “Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: ‘Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất’” (St 1,28).
Số 1605. Kinh Thánh đã khẳng định rằng, người nam và người nữ được tạo dựng cho nhau: “Con người ở một mình thì không tốt” (St 2,18). Người nữ là “thịt bởi thịt” của người nam[9], nghĩa là bình đẳng với người nam, rất gần gũi với người nam, mà Thiên Chúa đã ban cho người nam với tư cách là một “trợ tá”[10], như vậy là người thay mặt Thiên Chúa để trợ giúp chúng ta[11]. “Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24). Chính Chúa cho thấy câu này nói lên sự hợp nhất cuộc đời hai người cách bất diệt, khi Người nhắc lại ý định “lúc khởi đầu” của Đấng Tạo Hoá[12]: “Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” (Mt 19,6).
Hôn nhân dưới sự kiểm soát của tội lỗi
Số 1606. Mọi người đều có kinh nghiệm về sự dữ chung quanh mình và nơi chính mình. Kinh nghiệm này cũng được cảm nghiệm trong các mối tương quan giữa người nam và người nữ. Sự hợp nhất của họ lúc nào cũng bị đe dọa bởi sự bất hoà, óc thống trị, sự bất trung, lòng ghen tương và sự xung đột, những điều đó có thể đưa đến hận thù và đoạn tuyệt. Sự xáo trộn này có thể được biểu lộ một cách nhiều hay ít gay gắt, và có thể được khắc phục nhiều hay ít tùy theo các nền văn hoá, các thời đại và các cá nhân, nhưng hình như sự xáo trộn đó có tính phổ quát.
Số 1607. Theo đức tin, sự xáo trộn này, mà chúng ta cảm nghiệm một cách đau lòng, không xuất phát từ bản tính của người nam và người nữ, cũng không do bản chất của các mối tương quan giữa họ, nhưng do tội lỗi. Nguyên tội, một sự chia lìa khỏi Thiên Chúa, đưa đến hậu quả đầu tiên là chia lìa sự hiệp thông nguyên thủy giữa người nam và người nữ. Tương quan của họ bị xáo trộn do việc đổ lỗi cho nhau[13]; sự hấp dẫn lẫn nhau, là hồng ân riêng của Đấng Tạo Hoá[14], bị đổi thành những tương quan thống trị và ham muốn[15]; ơn gọi đẹp đẽ của người nam và người nữ là sinh sôi nảy nở để tăng số và thống trị mặt đất[16] đã trở nên nặng nề vì những hình phạt [là đau đớn] khi sinh con và [cực nhọc] khi lao động làm ra cơm bánh[17].
Số 1608. Dù vậy, trật tự của công trình tạo dựng vẫn tồn tại, tuy bị xáo trộn nặng nề. Để chữa lành những vết thương do tội lỗi, người nam và người nữ cần đến sự trợ giúp cua ân sủng mà Thiên Chúa, vì lòng thương xót vô biên của Ngài, không bao giờ từ chối ban cho họ[18]. Không có sự trợ giúp này, người nam và người nữ không thể thực hiện được sự kết hợp cả cuộc đời của họ, điều mà “lúc khởi đầu” Thiên Chúa đã nhắm đến khi Ngài tạo dựng nên họ.
Hôn nhân dưới giáo huấn của Lề Luật
Số 1609. Vì lòng thương xót của Ngài, Thiên Chúa không bỏ rơi con người tội lỗi. Những hình phạt theo sau tội lỗi, như đau đớn khi sinh con[19], lao động “đổ mồ hôi trán” (St 3,19) cũng là những phương thuốc ngăn bớt những tác hại của tội. Sau khi con người sa ngã, hôn nhân giúp vượt thắng tình trạng co cụm vào bản thân, “chủ nghĩa ích kỷ”, chỉ yêu mình, tìm khoái lạc riêng, và giúp con người mở ra cho tha nhân, trợ giúp lẫn nhau, và ban tặng chính mình.
Số 1610. Ý thức luân lý về sự duy nhất và sự bất khả phân ly của hôn nhân được phát triển dần dưới giáo huấn của Luật cũ. Tục đa thê của các tổ phụ và các vua chưa bị đẩy lui cách rõ ràng. Nhưng Luật được ban cho ông Môisen đã nhắm đến việc bảo vệ người nữ chống lại sự độc đoán thống trị của người nam, mặc dù luật này cũng kèm theo, như lời Chúa nói, những dấu vết của “sự cứng lòng” của người nam, do đó ông Môisen đã cho phép rẫy vợ[20].
Số 1611. Nhìn giao ước của Thiên Chúa với dân Israel dưới hình ảnh của một tình yêu hôn nhân duy nhất và chung thủy[21], các Tiên tri đã chuẩn bị ý thức của Dân Chúa chọn để họ hiểu biết sâu xa hơn về tính duy nhất và tính bất khả phân ly của hôn nhân[22]. Các sách Rút và Tôbia đã nêu lên những chứng từ cảm động về ý nghĩa cao quý của hôn nhân, của lòng chung thủy và sự âu yếm phu phụ. Truyền thống luôn nhận thấy trong sách Diễm Ca sự diễn tả độc đáo về tình yêu của con người, như là tiếng vọng của tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu “mãnh liệt như tử thần” và “nước lũ không dập tắt nổi” (Dc 8,6-7).
Hôn nhân trong Chúa
Số 1612. Giao ước hôn nhân giữa Thiên Chúa và dân Israel của Ngài đã chuẩn bị cho Giao ước mới và vĩnh cửu. Trong giao ước mới này, Con Thiên Chúa, Đấng nhập thể và hiến dâng mạng sống, một cách nào đó đã liên kết Người với toàn thể nhân loại được Người cứu độ[23], như vậy Người chuẩn bị cho “tiệc cưới của Con Chiên”[24].
Số 1613. Khởi đầu đời sống công khai, Chúa Giêsu đã thực hiện dấu lạ đầu tiên của Người[25] – theo lời yêu cầu của Mẹ Người – trong một tiệc cưới. Hội Thánh coi việc Chúa Giêsu hiện diện trong tiệc cưới Cana có một tầm quan trọng đặc biệt. Hội Thánh coi đó là sự xác nhận tính thiện hảo của hôn nhân và là lời loan báo rằng hôn nhân từ đây về sau là dấu chỉ hữu hiệu về sự hiện diện của Đức Kitô.
Số 1614. Trong khi Người rao giảng, Chúa Giêsu đã dạy một cách rõ ràng về ý nghĩa nguyên thủy của sự kết hợp giữa người nam và người nữ, đúng như Đấng Tạo Hoá đã muốn ngay từ lúc khởi đầu. Việc ông Môisen cho phép rẫy vợ là một nhượng bộ trước lòng chai dạ đá[26]. Sự kết hợp hôn nhân giữa người nam và người nữ là bất khả phân ly: chính Thiên Chúa đã thực hiện sự kết hợp đó: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6).
Số 1615. Lời nhấn mạnh rõ ràng về tính bất khả phân ly của dây hôn nhân làm cho nhiều người ngỡ ngàng và coi đó là một đòi hỏi không thể thực hiện được[27]. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã không đặt cho các đôi phối ngẫu một gánh không thể mang nổi và quá nặng nề[28], nặng nề hơn luật Môisen. Khi đến để tái lập trật tự ban đầu của công trình tạo dựng, đã bị xáo trộn vì tội lỗi, chính Người ban sức mạnh và ân sủng để con người sống đời hôn nhân theo chiều kích mới của Nước Thiên Chúa. Khi bước theo Đức Kitô bằng cách từ bỏ mình và vác thập giá mình[29], các đôi phối ngẫu có thể “hiểu được”[30] ý nghĩa nguyên thủy của hôn nhân và sống với ý nghĩa đó nhờ sự trợ giúp của Đức Kitô. Ân sủng này của hôn nhân Kitô giáo là hoa trái của Thập Giá Đức Kitô, nguồn mạch của toàn bộ đời sống Kitô hữu.
Số 1616. Tông Đồ Phaolô làm sáng tỏ điều đó khi nói: “Người làm chồng hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh; như vậy, Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh” (Ep 5,25-26). Thánh nhân còn nói thêm: “Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha me mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh” (Ep 5,31-32).
Số 1617. Toàn bộ đời sống Kitô hữu mang dấu chỉ của tình yêu phu thê giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích Rửa Tội, cửa dẫn vào dân Thiên Chúa, đã là một mầu nhiệm hôn ước; bí tích đó có thể nói được là như một thanh tẩy chuẩn bị hôn lễ[31] diễn ra trước bữa tiệc cưới, là bí tích Thánh Thể. Hôn nhân Kitô giáo, đến lượt mình, trở thành dấu chỉ hữu hiệu, trở thành bí tích của giao ước giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Bởi vì nó nói lên và truyền thông ân sủng của giao ước đó, nên hôn nhân giữa hai người đã được Rửa Tội là một bí tích thật sự của Giao Ước Mới[32].
Số 1643. “Tình yêu phu phụ là một tổng thể bao gồm mọi yếu tố của con người: những đòi hỏi của thân xác và bản năng, những sức mạnh của giác quan và tình cảm, những khát khao của tinh thần và ý chí; tình yêu đó nhắm đến sự hợp nhất bản thân sâu xa, một sự hợp nhất rõ ràng là vượt quá việc chỉ nên một về thể xác, để trở thành một trái tim và một tâm hồn; tình yêu ấy thật sự đòi hỏi sự bất khả phân ly và lòng chung thủy khi trao hiến cho nhau một cách dứt khoát, và mở ngỏ cho việc sinh sản. Nói tóm lại, đây là những đặc điểm thông thường của bất cứ tình yêu phu phụ tự nhiên nào, nhưng mang một ý nghĩa mới mẻ, một ý nghĩa không những thanh luyện và củng cố những đặc điểm đó, mà còn nâng cao chúng lên đến độ chúng được coi là biểu hiện của những điều thiện hảo riêng biệt của Kitô giáo”[33].
Tính duy nhất và tính bất khả phân ly của hôn nhân
Số 1644. Tự bản chất của nó, tình yêu phu phụ đòi hỏi sự duy nhất và sự bất khả phân ly của cộng đồng nhân vị của họ trong suốt cuộc đời họ: “Họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6)[34]. “Họ được mời gọi không ngừng lớn lên trong tình hiệp thông với nhau qua việc trung thành mỗi ngày với lời cam kết hôn nhân là trao hiến trọn vẹn cho nhau”[35]. Sự hiệp thông phàm nhân này được củng cố, thanh luyện và hoàn thiện nhờ sự hiệp thông trong Đức Kitô, được ban tặng nhờ bí tích Hôn Phối. Sự hiệp thông đó càng thâm sâu hơn nhờ cùng sống đức tin chung với nhau và cùng lãnh nhận bí tích Thánh Thể chung với nhau.
Số 1645. “Tính duy nhất của hôn nhân mà Chúa đã xác nhận, được biểu lộ cách rõ ràng qua việc phẩm giá cá nhân bình đẳng giữa người nam và người nữ được nhìn nhận trong sự yêu thương lẫn nhau cách trọn vẹn”[36]. Tục đa thê là trái ngược với phẩm giá bình đẳng này và với tình yêu phu phụ, vì tình yêu này là duy nhất và độc chiếm (unicus et exclusivus)[37].
Sự chung thủy trong tình yêu phu phụ
Số 1646. Tự bản chất của nó, tình yêu phu phụ đòi hỏi đôi phối ngẫu phải chung thủy một cách bất khả xâm phạm. Đây là hệ quả của việc chính đôi phối ngẫu đã tự hiến cho nhau. Tình yêu phải là vĩnh viễn; tình yêu không thể có tính cách “cho tới khi có một quyết định mới”. “Sự nên một thân mật, nghĩa là việc hai người trao hiến cho nhau, cũng như lợi ích của con cái, đòi hỏi đôi phối ngẫu phải hoàn toàn chung thuỷ và đòi buộc nơi họ sự duy nhất bất khả phân ly”[38].
Số 1647. Động lực sâu xa nhất của sự chung thủy căn cứ trên sự trung tín của Thiên Chúa với giao ước của Ngài, sự trung tín của Đức Kitô với Hội Thánh. Nhờ bí tích Hôn Phối, đôi phối ngẫu được ban ơn để thể hiện và làm chứng cho sự chung thuỷ đó. Do bí tích, tính bất khả phân ly của hôn nhân đón nhận một ý nghĩa mới mẻ và sâu xa hơn.
Số 1648. Ràng buộc suốt đời mình với một người khác có thể được coi là rất khó, thậm chí là điều không thể thực hiện được. Do đó, điều hết sức quan trọng là phải loan báo Tin Mừng này: Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu vĩnh viễn và không rút lại, đôi phối ngẫu được dự phần vào tình yêu đó của Thiên Chúa, một tình yêu hương dẫn và nâng đỡ họ, và nhờ sự chung thủy với nhau, họ có thể là chứng nhân cho tình yêu trung tín của Thiên Chúa. Những đôi phối ngẫu nào, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, làm chứng được như vậy, thường là trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, đáng được cộng đoàn Hội Thánh biết ơn và hỗ trợ[39].
Số 1649. Tuy nhiên, có những hoàn cảnh thực tế đôi phối ngẫu không thể tiếp tục sống chung được, vì rất nhiều lý do khác nhau. Trong những trường hợp này, Hội Thánh chấp nhận sự ly thân và chấm dứt việc sống chung của đôi phối ngẫu. Họ vẫn là chồng, là vợ của nhau trước mặt Thiên Chúa; họ không được tự do để ký kết một hôn ước mới. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, giải pháp tốt nhất, nếu có thể, là hòa giải với nhau. Cộng đoàn Kitô hữu được mời gọi trợ giúp những người đó sống đời Kitô hữu trong hoàn cảnh của họ, luôn chung thuỷ với dây hôn phối vẫn bất khả phân ly của họ[40].
Số 1650. Nhiều người Công giáo, ở một số nơi, đã ly dị và tái hôn theo luật đời. Hội Thánh, vì trung thành với lời của Chúa Giêsu Kitô (“Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”: Mc 10,11-12), nên không thể công nhận việc tái hôn như vậy là thành sự, nếu hôn nhân lần đầu đã thành sự. Nếu những người đã ly dị lại tái hôn theo luật đời, thì họ ở trong tình trạng vi phạm luật Thiên Chúa một cách khách quan. Kể từ lúc đó, họ không được rước lễ, bao lâu còn sống trong tình trạng này. Cũng vì vậy, họ không thể đảm nhận một số trách nhiệm trong Hội Thánh. Sự giao hoà qua bí tích Thống Hối chỉ có thể được ban cho những ai thống hối vì mình đã vi phạm dấu chỉ của giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô, và tự buộc mình sống tiết dục trọn vẹn.
Số 1651. Đối với những Kitô hữu đang sống trong tình trạng như vậy mà vẫn giữ đức tin và ao ước giáo dục con cái họ theo Kitô giáo, các tư tế và toàn thể cộng đoàn phải tỏ ra ân cần quan tâm, để họ đừng tự coi như bị tách lìa khỏi Hội Thánh: họ có thể và phải tham gia vào đời sống của Hội Thánh với tư cách là những người đã được rửa tội:
“Họ được khuyến khích nghe Lời Chúa, tham dự Hy tế Thánh lễ, kiên trì cầu nguyện, góp phần vào các việc bác ái và các việc phục vụ đức công bằng của cộng đoàn, giáo dục con cái trong đức tin Kitô giáo, sống tinh thần thống hối và làm các việc đền tội, để như vậy, hằng ngày họ nài xin Thiên Chúa ban ân sủng”[41].
Số 2331. “Thiên Chúa là tình yêu và nơi Ngài, Ngài sống mầu nhiệm của sự hiệp thông ngôi vị trong tình yêu. Khi tạo dựng bản tính con người theo hình ảnh mình, có nam có nữ, Thiên Chúa khắc ghi vào bản tính ấy ơn gọi, cùng với khả năng và trách nhiệm sống trong tình yêu và sự hiệp thông”[42].
“Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh mình…. Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ” (St 1,27). “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều” (St 1,28). “Ngày Thiên Chúa tạo dựng con người, Thiên Chúa làm ra con người giống như Thiên Chúa. Chúa tạo dựng con người có nam có nữ, Chúa ban phúc lành cho họ và đặt tên cho họ là ‘người’, ngày họ được tạo dựng” (St 5,1-2).
Số 2332. Tính dục ảnh hưởng trên mọi phương diện của nhân vị, trong sự hợp nhất của linh hồn và thân xác của nó. Tính dục đặc biệt liên quan đến sức mạnh tình cảm, khả năng yêu thương và sinh sản, và một cách tổng quát hơn, khả năng kết nối các mối dây hiệp thông với người khác.
Số 2333. Mỗi người, nam cũng như nữ, phải nhận biết và chấp nhận căn tính tính dục của mình. Sự khác biệt và sự bổ sung về thể lý, luân lý và tinh thần hướng đến lợi ích của hôn nhân và sự phát triển đời sống gia đình. Sự hài hòa của đôi phối ngẫu và của xã hội tùy thuộc phần nào vào cách thực hiện trong đời sống: sự bổ sung giữa các phái tính, sự cần đến nhau và sự trợ giúp lẫn nhau.
Số 2334. “Khi tạo dựng con người ‘có nam có nữ’, Thiên Chúa đã ban cho người nam và người nữ sự bình đẳng về nhân phẩm”[43]. “Con người là một nhân vị, người nam và người nữ bình đẳng với nhau: cả hai được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa hữu ngã (personalis)”[44].
Số 2335. Mỗi một trong hai phái tính, bình đẳng về phẩm giá, dù theo cách thức khác nhau, đều là hình ảnh của quyền năng và lòng yêu thương của Thiên Chúa. Sự kết hợp giữa người nam và người nữ trong hôn nhân là một cách nào đó, nơi thân xác, mô phỏng lòng quảng đại và sự phong phú của Đấng Tạo Hoá: “Người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24). Chính từ sự kết hợp này xuất phát mọi thế hệ con người[45].
Số 2336. Chúa Giêsu đã đến phục hồi cho thụ tạo tình trạng tinh tuyền nguyên thủy của nó. Trong Bài giảng trên núi, Người đã giải thích cách chính xác ý định của Thiên Chúa: “Anh em đã nghe luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,27-28). “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly”[46].
Truyền thống của Hội Thánh đã hiểu: điều răn thứ sáu đề cập đến mọi lãnh vực về tính dục của con người.
Số 2331-2336: Ly dị
Số 2331. “Thiên Chúa là tình yêu và nơi Ngài, Ngài sống mầu nhiệm của sự hiệp thông ngôi vị trong tình yêu. Khi tạo dựng bản tính con người theo hình ảnh mình, có nam có nữ, Thiên Chúa khắc ghi vào bản tính ấy ơn gọi, cùng với khả năng và trách nhiệm sống trong tình yêu và sự hiệp thông”[47].
“Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh mình…. Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ” (St 1,27). “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều” (St 1,28). “Ngày Thiên Chúa tạo dựng con người, Thiên Chúa làm ra con người giống như Thiên Chúa. Chúa tạo dựng con người có nam có nữ, Chúa ban phúc lành cho họ và đặt tên cho họ là ‘người’, ngày họ được tạo dựng” (St 5,1-2).
Số 2332. Tính dục ảnh hưởng trên mọi phương diện của nhân vị, trong sự hợp nhất của linh hồn và thân xác của nó. Tính dục đặc biệt liên quan đến sức mạnh tình cảm, khả năng yêu thương và sinh sản, và một cách tổng quát hơn, khả năng kết nối các mối dây hiệp thông với người khác.
Số 2333. Mỗi người, nam cũng như nữ, phải nhận biết và chấp nhận căn tính tính dục của mình. Sự khác biệt và sự bổ sung về thể lý, luân lý và tinh thần hướng đến lợi ích của hôn nhân và sự phát triển đời sống gia đình. Sự hài hòa của đôi phối ngẫu và của xã hội tùy thuộc phần nào vào cách thực hiện trong đời sống: sự bổ sung giữa các phái tính, sự cần đến nhau và sự trợ giúp lẫn nhau.
Số 2334. “Khi tạo dựng con người ‘có nam có nữ’, Thiên Chúa đã ban cho người nam và người nữ sự bình đẳng về nhân phẩm”[48]. “Con người là một nhân vị, người nam và người nữ bình đẳng với nhau: cả hai được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa hữu ngã (personalis)”[49].
Số 2335. Mỗi một trong hai phái tính, bình đẳng về phẩm giá, dù theo cách thức khác nhau, đều là hình ảnh của quyền năng và lòng yêu thương của Thiên Chúa. Sự kết hợp giữa người nam và người nữ trong hôn nhân là một cách nào đó, nơi thân xác, mô phỏng lòng quảng đại và sự phong phú của Đấng Tạo Hoá: “Người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt” (St 2,24). Chính từ sự kết hợp này xuất phát mọi thế hệ con người[50].
Số 2336. Chúa Giêsu đã đến phục hồi cho thụ tạo tình trạng tinh tuyền nguyên thủy của nó. Trong Bài giảng trên núi, Người đã giải thích cách chính xác ý định của Thiên Chúa: “Anh em đã nghe luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5,27-28). “Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp loài người không được phân ly”[51].
Truyền thống của Hội Thánh đã hiểu: điều răn thứ sáu đề cập đến mọi lãnh vực về tính dục của con người.
Số 1832: Sự trung tín – một hoa trái của Thần Khí
Số 1832. Các hoa trái của Thần Khí là những điều trọn hảo mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta, như hoa quả đầu mùa của vinh quang vĩnh cửu. Truyền thống Hội Thánh kể ra mười hai hoa trái: “Bác ái, hoan lạc, bình an, kiên nhẫn, quảng đại, nhân từ, từ tâm, khoan dung, trung tín, khiêm nhu, tiết độ, khiết tịnh” (Gl 5,22-23 vulg.).
Số 2044, 2147, 2156, 2223, 2787: Lòng trung thành của những người đã lãnh Phép Rửa
Số 2044. Lòng trung thành của những người đã lãnh Phép Rửa là điều kiện tiên quyết đối với việc loan báo Tin Mừng và đối với sứ vụ của Hội Thánh trong trần gian. Để tỏ cho mọi người thấy sức mạnh của nó về chân lý và sự rạng ngời, sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu. “Chính chứng từ của đời sống Kitô hữu và các việc tốt lành được thực thi với tinh thần siêu nhiên, có sức mạnh lôi kéo người ta đến với đức tin và đến với Thiên Chúa”[52].
Số 2147. Những lời hứa với tha nhân nhân danh Thiên Chúa đều liên hệ đến danh dự, sự trung tín, sự chân thật và quyền bính thần linh. Những lời hứa đó phải được tuân giữ bởi đức công bằng. Không giữ các lời hứa đó là lạm dụng Danh Thiên Chúa, và một cách nào đó, làm cho Thiên Chúa thành kẻ nói dối[53].
Số 2156. Bí tích Rửa Tội được ban “nhân danh Cha, Con và Thánh Thần” (Mt 28,19). Trong Phép Rửa, Danh Chúa thánh hóa con người, và Kitô hữu nhận được một tên riêng trong Hội Thánh. Tên này có thể là tên của một vị Thánh nào đó, nghĩa là, của một môn đệ đã sống đời trung thành mẫu mực với Chúa. Vị thánh bổn mạng nêu gương sống đức mến và luôn chuyển cầu cho ta. “Tên thánh” cũng có thể diễn tả một mầu nhiệm hay một nhân đức Kitô giáo nào đó. “Cha mẹ, những người đỡ đầu và cha sở phải liệu sao để đừng đặt tên xa lạ với ý nghĩa Kitô giáo”[54].
Số 2223. Cha mẹ là những người đầu tiên có trách nhiệm giáo dục con cái. Họ thể hiện trách nhiệm này trước hết trong việc xây dựng gia đình, trong đó, tình âu yếm, lòng tha thứ, sự tôn trọng lẫn nhau, lòng chung thủy và sự phục vụ vô vị lợi phải là những chuẩn mực. Gia đình là nơi thích hợp cho việc giáo dục các nhân đức. Việc giáo dục này đòi phải tập bỏ mình, tập phán đoán lành mạnh, tập tự chủ, là những điều kiện để có sự tự do đích thực. Cha mẹ phải dạy cho con cái biết “đặt những gì là vật chất và tự nhiên phụ thuộc những gì thuộc nội tâm và tinh thần”[55]. Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng là phải nêu gương tốt cho con cái. Khi biết nhìn nhận những thiếu sót của mình trước mặt con cái, cha mẹ có uy tín hơn để hướng dẫn và sửa dạy con cái:
“Thương con thì cho roi cho vọt… Ai biết giáo dục con sẽ được thỏa lòng về con” (Hc 30,1-2).
“Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy thay mặt Chúa giáo dục chúng bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Ep 6,4).
Số 2787. Khi thưa “Lạy Cha chúng con”, trước hết chúng ta nhìn nhận rằng mọi lời hứa yêu thương của Ngài, mà các tiên tri đã loan báo, nay đã được thực hiện nhờ Giao ước mới và vĩnh cửu trong Đức Kitô của Ngài: Chúng ta đã trở thành dân “của Ngài” và từ nay Ngài là Thiên Chúa “của chúng ta”. Tương quan mới này là sự thuộc về nhau, do Chúa ban cách nhưng không cho chúng ta. Chúng ta phải lấy tình yêu và lòng trung thành[56] mà đáp lại “ân sủng và sự thật”[57] mà Ngài đã ban cho chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô.
Bài giảng Đức Thánh Cha – Chúa nhật 27 Thường Niên năm B
Đây là những bài giảng và huấn dụ của Đức Thánh Cha trong các thánh lễ và các buổi đọc kinh Truyền tin với các tín hữu vào Chúa nhật 27 Thường Niên năm B.
Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 27 Thường Niên năm B (03/10/2021) – Yếu đuối không phải là trở ngại nhưng là cơ hội Đức Phanxicô, Huấn dụ Chúa nhật 27 Thường Niên năm B (07/10/2018) – Tình yêu trao tặng hỗ tương trong hôn nhân Đức Phanxicô, Bài giảng Chúa nhật 27 Thường Niên năm B (04/10/2015) – Sự cô đơn, tình yêu nam nữ, và gia đình Đức Bênêđictô XVI, Huấn dụ Chúa nhật 27 Thường Niên năm B (08/10/2006) – Chính Chúa là tác giả của hôn nhân |
Interesting Details
-
(v.4) Jesus explains the intention of the law on divorce. Accepting that divorce was a common custom, Moses’ law sought to protect the wife from abuse. The ‘certificate of dismissal’ was a public proof that the wife was free from obligations to her husband, and could remarry.
-
(vv.6-9) Jesus goes beyond Moses and uses the Genesis passage “in the beginning of creation” to explain God’s original intention. In creating male and female, God intended marriage to be for one man and one woman, an indissoluble union (“the two become one body”). This union is also unbreakable because God is the author (v. 9). In these few verses, Jesus challenges spouses to live faithfully and united until death.
-
(v.11) In Jewish law, a man could only commit adultery against another man, i.e., if he has relations with the other man’s wife. He could not commit adultery against his own wife. Jesus, revolutionary for his times, is explicit that a sin is committed “against her” when a man divorces his wife. He elevates the woman to the real equality of the man.
-
(vv.13-14) Mark describes a lively scene here. Children are brought to Jesus, “to have him touch them,” an act of blessing. The disciples argue against this, probably reflecting the ancient view of children as unimportant. Jesus, in turn, rebuffs his disciples. This passage points out how the disciples continue to misunderstand Jesus.
-
(vv.14-15) In asking us to receive his teaching like a child, Jesus invites us to look within and realize our own human helplessness. Like a child, we must recognize our lack of power, and thus with open hearts, receive God’s teachings as a gift. Children accept the gift of the kingdom in a way adults do not–they receive with total trust.
Chi Tiết Hay
-
(c.4) Chúa Giêsu giải thích về luật ly dị. Luật Môsê đựợc dùng để bảo vệ người đàn bàvào thời mà tục ly dị rất thịnh hành. Giấy phép ly thư là để chứng nhận người vợ không còn lệ thuộc vào người chồng, và có thể lấy chồng khác.
-
(cc.6-9) Chúa Giêsu trích một đoạn trong sách Khởi Nguyên trước thời ông Môsê, “thuở ban đầu của trời đất”, để giải thích ý định của Thiên Chúạ Khi tạo ra nam và nữ, Thiên Chúa muốn hôn nhân là một sự kết hợp không thể phân ly giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Một sự kết hợp vững chắc vì chính Ngài tạo nên luật này (c. 9). Trong câu này, Chúa Giêsu khuyến khích các cặp vợ chồng sống kết hợp và chung thủy với nhau cho đến chết.
-
(c.11) Trong luật Do Thái thời đó, người đàn ông phạm tội ngoại tình thì có lỗi với chồng của người đàn bà chứ không có lỗi với vợ mình. Điều này nói lên việc trọng nam, khinh nữ. Chúa Giêsu thì khẳng định rằng người đàn ông lỗi phạm khi ly dị vợ mình. Ngài đã nâng người nữ lên ngang hàng với người nam.
-
(cc.13-14) Thánh Maccô tả một cách sống động cảnh những đứa nhỏ được mang tới cho Chúa Giêsu để Ngài đặt tay trên chúng và ban phép lành. Các môn đệ đã ngăn cản có lẽ vì thời đó trẻ nhỏ không được coi là quan trọng. Chúa Giêsu đã phải sửa dạy các ông. Đoạn này cho thấy các môn đệ vẫn còn hiểu lầm Chúa Giêsu.
-
(cc.14-15) Khi Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy đón nhận lời Người với tâm tình của một trẻ nhỏ, Ngài kêu mời chúng ta hãy nhìn lại bản thân để thấy sự yếu đuối của mình. Khi nhìn nhận mình tầm thường, chúng ta sẽ có thể mở lòng mà đón nhận lời Chúa như món quà. Khác với những người lớn, các trẻ em đón nhận Nước Chúa với tất cả lòng tin.
One Main Point
God, who is Love, defines for us–created in His image–what love is. It is the giving up of one’s self, as in a marriage, “so they are no longer two but one body.” It is the trust and hope present in every child’s heart.
Một Điểm Chính
Thiên Chúa, là Tình Yêu, đã giải thích cho chúng ta, những đứa con được dựng lên theo hình ảnh Ngài, thế nào là tình yêu. Tình yêu là cho đi chính mình, như trong hôn nhân, khi hai người không còn là hai mà là chỉ là một.
Reflections
-
What teachings of Christ am I struggling with right now? Can I trust Him enough to follow His way, even if , currently, I lack understanding?
-
Reflecting on my childhood, how happily dependent I was on my parents, and how I eagerly awaited their gifts, I ask God to restore that attitude to me. So that with open heart, I trust His teachings; I trust that they will lead me to my true and everlasting happiness.
Suy Niệm
-
Tôi đang gặp khó khăn với những lời dậy bảo, hay lề luật nào của Chúa Giêsu? Tôi có thể tin tưởng Ngài đủ để theo Ngài, mặc dù hiện nay tôi vẫn chưa hiểu?
-
Tôi nhớ lại thời thơ ấu của chính tôi, khi tôi vui sướng mà được lệ thuộc vào cha mẹ. Và lúc đó, tôi trông chờ những món quà từ cha mẹ biết bao. Tôi xin Chúa cho tôi được có cùng tâm trạng đó đối với Ngài. Xin cho tôi tin tưởng vào những dậy dỗ của Ngài: tin rằng những dậy dỗ ấy sẽ đưa tôi đến hạnh phúc thật và mãi mãi.
Tin tức liên quan khác
Tiếng nấc trong tấc dạ
Ra mắt game Công giáo mới “MetaSaint” dành cho “Thế hệ Alpha”
Chữa lành
Bài nói chuyện của Đức Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher tại Đại Chủng Viện Huế
ĐHY Parolin dâng Thánh lễ tại Nam Sudan cầu nguyện cho hòa bình
Phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô trên chuyến bay từ Singapore trở về Roma
Hơn 1.200 bạn trẻ tham dự Đại hội Giới Trẻ Giáo Hạt Bình Chính Lần thứ III – Năm 2023
Thứ Sáu tuần 2 mùa Chay (Mt 21,33-43.45-46)