Các vị lãnh đạo các Giáo hội Kitô coi sóc đền thờ Mộ Thánh đã gặp gỡ tất cả những người liên quan đến công việc trước đó (các nhà khảo cổ học, kiến trúc sư và nhà tài chính) để phát triển một giai đoạn trùng tu mới của Mộ Thánh. Nếu các dự án trước đây liên quan đến nhà thờ bên trên hầm mộ thì giờ đây vấn đề là tiếp tục nghiên cứu khảo cổ học, lát lại tòa nhà và bảo vệ đền thờ khỏi những hư hại có thể xảy ra do độ ẩm.
Cơ hội để các cộng đoàn Kitô liên kết với nhau
Mộ Thánh là nơi quan trọng nhất đối với Kitô giáo. Nơi chôn cất Chúa Giêsu và là nơi Chúa sống lại này mỗi năm thu hút hơn một triệu du khách và tín hữu hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến thăm và cầu nguyện ở đó. Mộ Thánh là điểm nối của các cộng đồng Kitô giáo khác nhau và được giữ bình đẳng giữa Giáo hội Công giáo, Giáo hội Chính thống Hy Lạp và Giáo hội Armeni Tông truyền.
Do đó, dự án trùng tu đang được tiến hành cho phép các cộng đồng Kitô giáo khác nhau chịu trách nhiệm về dự án này cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung: nâng cao giá trị của đền thờ và sự long trọng của đền thờ.
Cha Samuel Aghoyan, bề trên Giáo hội Armeni tại đền thờ giải thích: “Nơi mà chúng tôi đang khôi phục là một nơi linh thiêng và vô cùng cổ kính. Nơi này có những phần cổ xưa, cần phải được cải tạo và phục hồi để có thể tồn tại lâu dài. Chúng tôi rất vui vì ba cộng đồng đã hiểu và nhận ra rằng điều quan trọng là phải khôi phục lại đền thờ này, và việc bảo tồn này còn mang lại niềm vui cho các tín hữu đến viếng thăm tại Giêrusalem này”.
Đức Thượng phụ Theophilos III của Chính thống Hy Lạp của Giêrusalem cũng đồng quan điểm này. Ngài chia sẻ: “Những tiến bộ này rất quan trọng. Không chỉ cho chính đền thờ, cho khu phức hợp Mộ Thánh, mà còn cho các cộng đồng Kitô giáo và cư dân Giêrusalem… Những gì chúng tôi, thành viên của ba cộng đồng, hiện đang đạt được thực sự là một điều gì đó cơ bản. Đây là một phúc lành lớn lao cho tất cả chúng ta, bởi vì sứ mệnh của chúng ta ở đây với tư cách là các Giáo hội, đối với các cộng đồng mà chúng ta phục vụ và đối với toàn thể Kitô giáo, chính là đề cao, trân trọng và phát huy các giá trị của Kinh Thánh, cả Cựu Ước và Tân Ước”.
Khám phá lại toàn bộ lịch sử của Mộ Thánh
Công trình này cũng là cách để khám phá lại toàn bộ lịch sử của Mộ Thánh kể từ khi được kiến trúc sư Zénobie xây dựng vào thế kỷ thứ 4. Cho đến nay, Khoa Khoa học Cổ đại của Đại học Sapienza ở Roma đã tiến hành các cuộc khai quật. Người đứng đầu cuộc nghiên cứu, Francesca Romana Stasolla, ghi nhận tiến triển thành công của nghiên cứu khảo cổ học vào năm 2023: “Năm nay là một năm cực kỳ hiệu quả bởi vì, theo một cách nào đó, các phần khác nhau của cuộc khai quật này, vốn cho đến lúc đó vẫn còn rất rời rạc, cuối cùng đã bắt đầu kết nối với nhau”.
Đối với Cha Francesco Patton, Bề trên Dòng Phanxicô tại Thánh Địa, công việc được thực hiện bởi các nhà khảo cổ và nhà phục chế, cũng như những người theo dõi mọi vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, thật đáng chú ý. Trong khoảng một năm, đền thờ sẽ có nền mới sau khi các cuộc khai quật khảo cổ đã hoàn thành và tất cả cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng. Du khách và tín hữu hành hương sẽ có thể chiêm ngưỡng nơi thánh này với tất cả vẻ đẹp lộng lẫy của nó.
Tin tức liên quan khác
ĐHY Parolin: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu là “một người khổng lồ” của sự thánh thiện
Truyền hình trực tiếp Thánh Lễ Phục Sinh (31/03/2024)
Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxicô với phái đoàn các bộ trưởng tham dự Hội nghị G7 về việc hoà nhập và người khuyết tật ngày 17/10/2024
Từ một người rối Hôn phối trở thành hội viên Legio Mariae
Có Chúa trong đời
Đức Thánh Cha: Hy vọng là ân ban và bổn phận đối với mọi Kitô hữu
Cuộc gặp gỡ dành cho các tham dự viên Á Châu sẽ tham dự khóa họp thứ Hai của Thượng Hội đồng về Hiệp hành tại Rôma vào tháng 10/2024
Thứ Sáu tuần 21 Thường niên năm I (Mt 25,1-13)