Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố vào thứ Tư, ngày 8 tháng Năm, các chủ đề về khẩu hiệu và logo của chuyến tông du đến Châu Á và Châu Đại Dương của Đức Thánh Cha. Chúng biểu hiện đức tin, lời cầu nguyện, lòng trắc ẩn, tình huynh đệ, sự hòa hợp và niềm hy vọng.
Indonésie
Logo của giai đoạn ở Indonesia có yếu tố chính là hình ảnh Đức Thánh Cha Phanxicô ban phép lành trước biểu tượng Garuda vàng, con đại bàng linh thiêng, được tái tạo theo cách gợi nhớ đến loại vải “batik” truyền thống, bên trong có hình bản đồ Indonésie, một quần đảo đặc trưng bởi sự đa dạng của các nhóm dân tộc và xã hội, ngôn ngữ, văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo. Bên phải, dưới tên và quốc huy của Đức Thánh Cha là quốc kỳ Indonésie, tên nước, ngày chuyến đi và cuối cùng là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha: “Đức tin – Tình huynh đệ – Lòng trắc ẩn”.
Papouasie-Nouvelle-Guinée
Logo của Papouasie-Nouvelle-Guinée được đặc trưng bởi ba yếu tố: cây thánh giá được thể hiện ở trung tâm với màu sắc gợi nhớ đến bình minh và hoàng hôn của đất nước, và tượng trưng cho sự hy sinh độc đáo mở ra cánh cửa Thiên Đàng; trên Thánh giá có hình Chim Thiên đường, yếu tố biểu tượng của Papouasie-Nouvelle-Guinée, bên trong có màu quốc kỳ; bên trái cánh thẳng đứng của thánh giá là khẩu hiệu của cuộc tông du: “Cầu nguyện”, lấy cảm hứng từ lời cầu xin của các môn đệ với Chúa Giêsu “Lạy Chúa, xin dạy chúng con cầu nguyện” (Lc 11,1), mà các Kitô hữu của Papouasie-Nouvelle-Guinée muốn trở thành những thông ngôn của toàn dân tộc, bày tỏ ước muốn học cách cầu nguyện với sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha.
Đông Timor
Hình ảnh ban phép lành của Đức Phanxicô, tượng trưng cho sự bảo vệ mà người dân Timor nhận được từ Thiên Chúa trong chuyến tông du, là hình ảnh ở trung tâm của logo chuyến tông du đến Singapore. Đằng sau Đức Thánh Cha là quả địa cầu, từ đó nổi lên phía trước bản đồ vật lý của Đông Timor. Phía trên, theo hình vòng cung, là khẩu hiệu của chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha: “Que a vossa fé seja a vossa Culura”, một lời kêu gọi và khuyến khích sống đức tin hòa hợp với văn hóa, theo các truyền thống của người dân Timor.
Singapore
Đối với logo cho chuyến tông du của Đức Phanxicô đến Singapore, nó thể hiện một cây thánh giá cách điệu lấy cảm hứng từ ngôi sao dẫn đường cho các nhà đạo sĩ, Bí tích Thánh Thể và năm ngôi sao của lá cờ. Bên trái và bên phải thánh giá là khẩu hiệu chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha: “Hiệp Nhất – Hy Vọng”. “Sự hiệp nhất” diễn tả sự hiệp thông và hòa hợp giữa các tín hữu, cả trong Giáo hội lẫn trong bối cảnh xã hội và các mối quan hệ gia đình. “Hy vọng” gợi ý rằng chuyến tông du sẽ là ánh sáng hy vọng cho các Kitô hữu trong khu vực, đặc biệt là những người đang đối tượng của sự phân biệt đối xử và bách hại. Màu sắc được sử dụng gợi nhớ đến lá cờ của Nhà nước của Thành quốc Vatican. Dưới khẩu hiệu xuất hiện tên của Đức Giáo hoàng, bên cạnh là tên của quốc gia đã đến thăm và năm của chuyến viếng thăm, màu đỏ trên nền trắng, màu cờ của Singapore.
Chuyển ngữ: Tý Linh
Chuyển ngữ từ: Vatican News
Nguồn: xuanbichvietnam.net
Tin tức liên quan khác
Tại sao Thánh Cêcilia được chọn làm bổn mạng các ca đoàn?
Cùng Đức Thánh Cha Phanxicô và giáo triều Roma cầu nguyện. Bài 3: “Con có tin không?”
Buổi canh thức cầu nguyện cho án phong chân phước cho Cha Matteo Ricci ở Bắc Kinh
Thứ Bảy tuần 22 Thường niên năm I (Lc 6,1-5)
Các Bài Suy Niệm Chúa Nhật 28 Thường Niên – A
Thứ Sáu tuần 30 Thường niên năm I – Lề luật và bác ái (Lc 14,1-6)
Chúa Giêsu người miền nào?
Ngay cả các thánh cũng phải vượt thắng sự ngờ vực