Năm 2022 cũng là năm Tổ chức kỷ niệm 75 thành lập. Nhờ sự quảng đại của hơn 365.000 ân nhân, một cuộc quyên góp được ghi nhớ với tổng số tiền là 146 triệu euro.
Trong số gần 6.000 dự án được tài trợ, 31,5% ở châu Phi, một khu vực được ưu tiên do số tín hữu và ơn gọi gia tăng, nhưng phải chịu đựng bạo lực Hồi giáo; 10% trợ giúp dành cho Giáo hội Ucraina đang có chiến tranh.
Số tiền cũng được phân bổ cho châu Á, nơi các Kitô hữu thường bị phân biệt đối xử và bách hại, và cho châu Đại Dương, chiếm 14,6% tổng số. Trung Đông tiếp tục cần sự giúp đỡ khẩn cấp để ngăn chặn cuộc di cư của các Kitô hữu, với 18,1% quỹ đã được phân bổ cho khu vực này.
Ở Mỹ Latinh, những thách đố chính là di cư, giáo phái và chính phủ thù địch với Giáo hội, 16,7% ngân sách đã được phân bổ cho châu lục này. 17,7% cũng đã được dành tài trợ cho Giáo hội Công giáo ở Trung và Đông Âu.
Theo các khu vực, một phần ba ngân sách dành cho các công trình xây dựng, trong khi trợ giúp cho việc đào tạo linh mục, tu sĩ và giáo dân chiếm 24% ngân sách, gần bằng số tiền được phân bổ cho việc hỗ trợ các nữ tu. Phần còn lại được phân bổ cho các hoạt động khác.
Trong phần trình bày báo cáo hoạt động, giám đốc Tổ chức Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ tại Tây Ban Nha Javier Menéndez Ros, nhấn mạnh đến nỗ lực giúp đỡ Giáo hội Công giáo ở Ucraina. Ông nói: “Từ khi chiến tranh bùng nổ, chúng tôi đã cố gắng hết sức theo một cách rất đặc biệt với các chiến dịch viện trợ khẩn cấp cho Giáo hội địa phương này”.
Nguồn: Vatican News
Tin tức liên quan khác
Giáo xứ Gia Phổ: 119 em lãnh nhận Hồng ân Thánh Thần
Chủ đề Sứ điệp Ngày Thế giới Hoà bình 2024: Trí tuệ nhân tạo và Hoà bình
Hướng tới 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea
Biên bản Đại hội lần thứ XV của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Tin Mừng và sự tha thứ
ĐTC Phanxicô bị cảm cúm nhẹ, hủy các cuộc tiếp kiến
Thứ Hai tuần 32 Thường niên năm I (Lc 17,1-6)
Thứ Bảy tuần 1 Thường niên năm I – Đồng cảm (Mc 2,13-17)