TGPSG — Ta đã biết đến miền Trung, mảnh đất không được thiên nhiên ưu ái, luôn phải hứng chịu những trận bão lụt, mưa to gió lớn. Mới trong tháng này đây, TP Đà Nẵng lại phải gánh chịu cơn lũ kinh hoàng ập đến, người dân không kịp trở tay, đã có thiệt hại đáng buồn về người. Riêng thiệt hại kinh tế của người dân chắc chắn là quá lớn, chưa thể đong đếm được. Vô kểxe máy,ô tô chết máy hư hỏng nằm la liệt trên phố…
Nhìn những đống rác ven đường là đồ đạc hư hỏng của người dân, những công trình hư hại… thì sẽ hình dung được phần nào mức độ thiệt hại sau một trận ngập đô thị. Vài tiếng sau mưa, những con đường của thành phố Đà Nẵng như biến thành sông. Đến nửa đêm, cóngười dân vẫn phải đứng ngoài đường. Mưa chỉ vài tiếng trong đêm ngày 14, nhưng vài ngày sau, nhiều khu dân cư vẫn ngập nước, rác lẫn với đồ đạc trôi khắp nơi.
Không ai ngờ rằng, Đà Nẵng,một thành phốđược xếp vào bậc cao trong nước, lại có thể tan hoang đến vậy sau trận mưa lớn. Một người bạn của tôi ở nước ngoài, quê gốc Đà Nẵngsau khi nắm thông tin đã phải thốt lên: “Kinh khủng quá!Thật không thể tin nổi sau một trận mưa!”
Ảnh nguồn: Dantri
VN ta mỗi năm hứng chịu rất nhiều thiên tai bão lũ, tuy nhiên tinh thần tương thân tương ái của người dân chưa bao giờ kém nhiệt, bằng nhiều cách vẫn hỗ trợ nhau, hỏi thăm nhau hay cầu nguyện cho nhau vượt qua sự cố thiên tai.
Tôi chợt nhớ đến một câu chuyện về Mẹ Têrêsa Calcutta: Có một dịp, khi Mẹ Têrêsa đem rá gạo đi vo để nấu cơm cho cả nhà ăn thì có một người đến gặp và nói với Mẹ: “Thưa Mẹ, gần đây có một gia đình có tám đứa con mà cả tuần nay họ chẳng có gì ăn cả.”
Lập tức Mẹ bưng rá gạo đi theo người đàn ông đến nhà đó. Khi bước vào túp lều lụp xụp, Mẹ gặp những khuôn mặt xanh xao và cơn đói lúc đó đang hành hạ họ, Mẹ trao hết rá gạo cho bà ta. Bà này cảm động nhận rá gạo, rồi lập tức ngồi xuống chia rá gạo làm hai phần. Bà bưng một nửa đi… Một lúc sau bà trở lại. Mẹ Têrêsa ngạc nhiên hỏi :
– Bà đi đâu vậy? Bà đem rá gạo cho ai?
Không chút do dự bà ấy nói:
– Họ cũng đói lắm.
– Nhưng họ là ai ?
– Họ là những gia đình Hồi giáo, họ cũng có những đứa con đói khổ như con, họ ở bên kia đường, họ cũng chẳng có gì ăn cả…
Câu chuyện khiến tôi suy nghĩ và nhận ra rằng: nếu ở trong hoàn cảnh này, có lẽ tôi sẽ không làm được như người đàn bà đó vì tình thương mình chưa đủ lớn.
Lòng tôi chợt vang lên một đoạn của bài hát “Điểm Hẹn Thầy” mà tôi từng đi diễn nhiều nhà thờ trong đó có đoạn:
Thầy hẹn con trong dòng nước lũ
Cùng niềm đau tan cửa mất nhà
Thầy hẹn gặp con khắp chốn quê nhà
Phủ đầy đời nhau với những tấm lòng
Cho đi,trao đưa
San sẻ yêu thương…
“Ai cho anh em uống một chén nước vì anh em thuộc về Ðấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mc 9,41)
Lạy Chúa, xin thương ban cho con một trái tim quảng đại biết yêu mến và biết xót thương. Xin dạy con biết đối xử với anh em bằng tình thương chân thành. Xin cho con một quả tim bén nhạy để kịp thời nhận ra những thiếu thốn, những nỗi đau khổ nơi anh em con. Xin cho con đừng bao giờ bỏ qua một dịp sống bác ái mà phải mau mắn tỏ lòng thương xót anh em. Amen.
Phêrô Luân Đôn (TGPSG)
Tin tức liên quan khác
Thứ Tư tuần 31 Thường niên năm II – Từ bỏ (Lc 14,25-33)
Blaise Pascal, một tâm hồn cao quý
Diễn văn Đức Thánh Cha trong dịp tiếp Đức Thượng phụ Baselios Marthoma Mathews III, Giáo hội Chính Thống Syria Malankara
ĐTC tiếp các phái đoàn tặng hang đá và cây thông Giáng Sinh 2023
Cảm Nghiệm Sau Chuyến Đi Thiện Nguyện Tại Lào Cai
Đức Cha Louis viếng thăm Mục vụ và dâng thánh lễ trong dịp thành lập Trường Trung Cấp Kỹ Thuật Tư Thục Kỳ Anh
Thứ Bảy tuần 15 Thường niên năm II – Nhân từ và kiên nhẫn (Mt 12,14-21)
ĐTC Phanxicô gặp một nhóm các nhà truyền giáo của Baro