Tuần lễ Kinh Thánh được tổ chức tại Roma từ ngày 4-8/9/2023, với sự tham dự của các thành viên của Hiệp hội Kinh Thánh Ý và các giáo sư Thánh Kinh, với chủ đề: “Giao ước và các hiệp ước giữa chủ nghĩa phổ quát và chủ nghĩa đặc thù.”
Giao ước với ông Nôê mời gọi sử dụng hợp lý và điều độ các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Trong bài nói chuyện, Đức Thánh Cha xác định ý nghĩa của 3 giao ước nền tảng trong Ngũ Thư. Trước hết, giao ước với ông Nôê tập trung vào mối quan hệ giữa con người và thụ tạo. Đức Thánh Cha giải thích rằng câu chuyện lụt hồng thủy (xem St 6-9), cho thấy Thiên Chúa khôi phục lại niềm hy vọng và ơn cứu độ cho nhân loại, đã bị tàn phá bởi hận thù và bạo lực, qua sự công chính của Tổ Phụ. “Sự công chính này tự nó có một chiều kích sinh thái không thể thiếu được, trong việc tái khám phá và tôn trọng ‘những nhịp điệu do bàn tay Đấng Tạo Hóa khắc ghi trong thiên nhiên’ (Thông điệp Laudato si’, 71). Vì vậy, giao ước Nôe tiếp tục thúc giục chúng ta sử dụng hợp lý và điều độ các nguồn tài nguyên của hành tinh.”
Đức tin vào Thiên Chúa mời gọi và khuyến khích chúng ta sống như anh chị em
Giao ước với ông Abraham nói về 3 tôn giáo độc thần có điểm chung là đức tin vào Thiên Chúa như điều kiện hợp nhất và phát triển. Do đó, theo Đức Thánh Cha: “Trong một thời điểm bị rung chuyển bởi tiếng vang của cái chết và chiến tranh, đức tin chung vào một Thiên Chúa duy nhất mời gọi và khuyến khích chúng ta sống như anh chị em.” Ngài nói thêm rằng chúng ta, được kêu gọi trong đức tin, có thể và phải cùng nhau làm việc để xây dựng thế giới trong hòa bình thực sự” (Hiến chế Mục vụ Gaudium et spes, 92).
Thiên Chúa không bao giờ chọn ai đó để loại trừ người khác
Cuối cùng, giao ước Sinai nói về món quà lề luật và việc tuyển chọn Israel như khí cụ cứu độ cho mọi dân tộc. Đức Thánh Cha nhận định rằng “trong Kinh Thánh, chống lại mọi cám dỗ của lối đọc loại trừ, chủ nghĩa đặc thù của việc tuyển chọn luôn phục vụ lợi ích phổ quát và không bao giờ rơi vào những hình thức tách biệt hay loại trừ. Thiên Chúa không bao giờ chọn ai đó để loại trừ người khác, nhưng luôn bao gồm tất cả mọi người.” Theo ngài, “đây là lời cảnh báo quan trọng cho thời đại chúng ta, khi mà sự chia rẽ ngày càng gia tăng đang đào hố và dựng hàng rào giữa các cá nhân và giữa các dân tộc, gây phương hại đến sự hiệp nhất của loài người và của chính Thân Mình Chúa Kitô, theo kế hoạch của Thiên Chúa.” (CSR_3435_2023)
Tin tức liên quan khác
Chuỗi hồng ân dạt dào trên Giáo xứ Thủy Vực
ĐTC Phanxicô: Được nên công chính nhờ ân sủng, chúng ta được kêu gọi làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa
Chúa nhật 11 Thường niên năm A (Mt 9,36-10,8)
Thứ Tư tuần 5 mùa Chay (Ga 8,31-42)
Thứ Bảy tuần 34 Thường niên năm I – Cầu nguyện liên (Lc 21,34-36)
Thứ Bảy tuần 8 Thường niên năm I – Chất vấn về quyền (Mc 11,27-33)
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 01/2024: Cầu cho sự đa dạng trong Giáo hội
Cáo phó: Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên – Nguyên Giám mục Giáo phận Vinh