Hội thảo Đại kết về Thánh Phaolô được bắt đầu vào năm 1968 bởi một nhóm học giả từ các quốc gia và truyền thông Kitô giáo khác nhau, và năm nay là lần thứ 26.
Hiệp nhất nhờ sự khôn ngoan của giáo huấn Thánh Phaolô
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nhận xét rằng các học giả góp phần quan trọng trong việc hiểu về các bản văn Kinh Thánh và linh đạo trong các thư của Thánh Phaolô. Nhưng điều quan trọng hơn chính là các cuộc thảo luận giữa các hệ phái Kitô khác nhau và bởi các học giả thuộc các quốc gia khác nhau, mang theo những nét đặc trưng của nguồn gốc văn hóa và đời sống đức tin của các cộng đoàn Kitô.
Ngài xác định đóng góp lớn của Hội thảo là “cuộc gặp gỡ giữa các Kitô hữu khác nhau nhưng vẫn hiệp nhất nhờ sự khôn ngoan của giáo huấn Thánh Phaolô; một cuộc đối thoại giữa những điểm khởi đầu khác nhau để tìm ra điểm chung, bắt đầu từ Kinh Thánh; sự đối chiếu về chú giải và khoa học chặt chẽ, từ đó tìm thấy nguồn gốc quan trọng của các thư Thánh Phaolô trong bối cảnh cầu nguyện và tâm linh, để nêu bật vẻ đẹp của các bản văn.
Tính can đảm và ngôn sứ đại kết
Theo Đức Thánh Cha, trong cuộc đối thoại này có hai đặc tính can đảm và ngôn sứ. Ngài giải thích: “Cần lòng can đảm để vượt qua những rào cản phòng thủ, điều thường nảy sinh khi chúng ta được mời gọi gặp gỡ người khác. Và tính ngôn sứ đại kết, là ‘sự thiếu kiên nhẫn lành mạnh của Thánh Thần’ mà tất cả các Kitô hữu chúng ta được mời gọi thực hiện, để cuộc hành trình hướng tới sự hiệp nhất viên mãn có thể tiến triển và cam kết làm chứng tá không bị suy yếu.” Ngài nói: “Nếu trong suốt lịch sử, sự chia rẽ là nguồn gốc của đau khổ, thì ngày nay chúng ta phải dấn thân đảo ngược hướng đi, tiến về phía trước trên con đường hiệp nhất và tình huynh đệ, bắt đầu bằng việc cầu nguyện, học hỏi và làm việc cùng nhau.”
Những lời hứa cứu độ của Thiên Chúa
Về các chương 9-11 của Thư gửi tín hữu Roma mà các học giả đang thảo luận và nghiên cứu, Đức Thánh Cha nhận định: “Thánh Phaolô trao cho chúng ta một sứ điệp quan trọng nền tảng, điều vẫn là nền tảng không chỉ cho việc đào sâu các học hỏi Kinh Thánh nhưng còn tiếp tục phát triển đối thoại đại kết: Thiên Chúa không quên những lời hứa cứu độ của Người và kiên nhẫn thực hiện chúng, thậm chí bằng những cách bất ngờ và đáng ngạc nhiên.”
Từ đó Đức Thánh Cha khuyến khích các học giả tiếp tục để mình được ngạc nhiên trước vô số nguồn thiêng liêng trong các thư của Thánh Phaolô, để cống hiến cho các tín hũu những “lời mới”, có thể truyền đạt lòng nhân hậu nhân hậu của Chúa Cha, sự mới mẻ của ơn cứu độ của Chúa Kitô và niềm hy vọng đổi mới của Thánh Thần. (CSR_3556_2023)
Tin tức liên quan khác
🛑 Trực Tiếp Thánh Lễ Truyền Chức Phó tế | Giáo Phận Hà Tĩnh | Lúc 7h30′ Thứ Tư ngày 11.01.2023
Chúa nhật 20 Thường niên năm A (Mt 15,21-28)
Đối với Đức Thánh Cha, việc đền tạ Kitô Giáo phải chạm đến trái tim của người bị xúc phạm
Ngày 24/08: Thánh Batôlômêô, tông đồ – Chúa tìm tôi hay tôi tìm Chúa (Ga 1,45-51)
Thứ Ba tuần 1 Thường niên năm II – Thẩm quyền (Mc 1,21-28)
Diễn văn của ĐTC trước các cấp Chính quyền, Xã hội dân sự và Ngoại giao đoàn
Giáo xứ Tam Tòa: Cao điểm Tuần chầu đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể
Tóm tắt lịch sử của Giáo hội Công Giáo tại Indonesia