Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea Justin Tkatchenko đã thông báo rằng chính phủ đã nhận được một thông báo chính thức, theo đó Đức Thánh Cha sẽ có thể thực hiện chuyến viếng thăm ba ngày vào mùa hè, tới thủ đô Port Moresby và các thành phố khác ở phía bắc. Ông giải thích: “Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với văn phòng Sứ thần Toà Thánh. Một nhóm làm việc đã được tập hợp và sẽ họp để xem xét tất cả mọi khía cạnh của cuộc viếng thăm”.
Ông Bruni nói rõ rằng việc chuẩn bị cho chuyến tông du “đang ở giai đoạn rất sơ bộ, vì thế tôi không có thông tin chính xác về các quốc gia sẽ được Đức Thánh Cha viếng thăm”. Ông cũng nhắc lại rằng trong một số cuộc phỏng vấn, chính Đức Thánh Cha đã bày tỏ ý định muốn đi đến tây nam Thái Bình Dương. Vào tháng 10/2021, trong một buổi trò chuyện với hãng tin Telam của Argentina, ngài nói: “Tôi còn mắc nợ chuyến tông du đến Papua New Guinea và Đông Timor. Tôi luôn nghĩ rằng người ta sẽ nhìn thế giới rõ hơn từ vùng ngoại vi, và trong 7 năm qua với tư cách là Giáo hoàng tôi đã tận mắt chứng kiến điều này”.
Trong các cuộc phỏng vấn gần đây với mạng lưới N+ của Mexico và chương trình Che Tempo che fa của Ý, Đức Thánh Cha đã nói về chuyến đi vào tháng 8, đề cập đến Polynesia, nhưng thực ra có nghĩa là Papua New Guinea, như ông Matteo Bruni đã nói với các nhà báo trong cả hai dịp.
Là quốc gia lớn thứ hai ở Châu Đại Dương, Papua New Guinea là nơi sinh sống của hơn 9 triệu Kitô hữu – gần như toàn bộ dân số, trong đó đa số là Tin lành và vẫn giữ nhiều tín ngưỡng vật linh hoặc tâm linh truyền thống. Giáo hội Công giáo đã hiện diện ở đó hơn 150 năm; hiện nay có 19 giáo phận và Hội đồng Giám mục được hợp nhất với Quần đảo Solomon.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến Papua New Guinea hai lần. Lần đầu tiên trong hai ngày, ngày 7 và 8/5/1984, là một phần của chuyến tông du dài đến Hàn Quốc, Quần đảo Solomon và Thái Lan. Sau đó, vào tháng 01/1995, khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Port Moresby, được người dân bản địa chào đón trong bầu khí lễ hội, Đức Giáo Hoàng đã nói: “Thật là một niềm vui lớn đối với tôi khi được trở lại đất nước xinh đẹp này. Tôi rất biết ơn vì sự chào đón nồng nhiệt của anh chị em. Tôi đã mong đợi cuộc viếng thăm này để trải nghiệm một lần nữa đức tin Kitô sống động của dân tộc anh chị em và để đích thân thấy được sự tiến bộ mà đất nước anh chị em đã đạt được”.
Tin tức liên quan khác
Chúa nhật 5 Thường niên năm B (Mc 1,29-39) – Thay đổi
Hành hương thời Tân ước – Phần 2: Tại sao hành hương cần thánh lễ?
Thứ Hai tuần 12 Thường niên năm I – Đừng xét đoán (Mt 7,1-5)
Giáo Lý Viên hiệp hành trong việc Sống Đức tin, Học hỏi Lời Chúa và Việc dạy Giáo lý
Thứ Sáu tuần 15 Thường niên năm II – Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế (Mt 12,1-8)
Đại hội Giới trẻ Thế giới 2027 sẽ diễn ra tại Seoul, Hàn Quốc
Đức Thánh Cha: Tình yêu Chúa Cha mạnh hơn mọi quyền thế gian
Tây Ban Nha tiếp tục dẫn đầu nỗ lực truyền giáo của Giáo hội Công giáo