Đức Thánh Cha: Sức khỏe đã tốt hơn và không có ý định từ chức

TGPSG / Vatican News — Nhân lễ Đức Mẹ Guadalupe, nhà báo Valentina Alazraki của đài truyền hình N+ Mexico đã phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô.

Không hẳn là một quyết định, càng không phải là một cuộc cách mạng, là lời hứa của Đức Thánh Cha Phanxicô với Đức Trinh Nữ Maria khi nói rằng: “Cha muốn được an nghỉ ở Đền Thờ Đức Bà Cả. Nơi này đã sẵn sàng rồi.”

Đức Thánh Cha Phanxicô, 87 tuổi vào ngày 172 sắp tới, đã tiết lộ ý định của mình với đài truyền hình N+ của Mexico, đồng thời giải thích rằng ngài đang nỗ lực đơn giản hóa nghi thức tang lễ cho các Giáo hoàng. Đức Thánh Cha cũng nói rõ rằng, mặc dù ngài nghĩ đến cái chết – một phần do tuổi già vì điều đó phải đến thôi – ý nghĩ từ chức hoàn toàn không nằm trong các dự tính của ngài.

Ngược lại, Đức Thánh Cha bộc lộ ước muốn đến Bỉ vào năm 2024, bên cạnh những chuyến đi “đang lên kế hoạch” tới Polynesia và quê hương Argentina của ngài.

Mong muốn được chôn cất ở Đền thờ Đức Bà Cả

Buổi phỏng vấn được thực hiện bởi nhà báo nổi tiếng Valentina Alazraki, một quan sát viên Vatican kỳ cựu, vào ngày Mexico mừng lễ Đức Mẹ Guadalupe. “Morenita” (Đức Mẹ) thực sự hiện diện trong suốt cuộc phỏng vấn, trong đó Đức Thánh Cha nhắc lại “sự sùng kính lớn lao” của ngài đối với Đức Mẹ. Do đó, ngài chọn nơi chôn cất cuối cùng tại Đền thờ Đức Bà Cả.

Sự lựa chọn này đánh dấu một sự mới lạ về mặt lịch sử, đặc biệt là đối với các Giáo hoàng qua đời gần đây, tất cả đều được chôn cất trong Hang động Vatican (vị mới nhất là Đức Biển Đức XVI, qua đời vào ngày 31122022). Tuy nhiên, quyết định an táng tại Đền thờ Đức Bà Cả củng cố mối liên kết của ngài với Vương cung thánh đường Libêriô này, nơi Đức Thánh Cha đã viếng thăm hơn 100 lần: ngay từ ngày 1432013 sau khi được bầu làm Giáo hoàng; rồi trước và sau mỗi chuyến đi tông du; và gần nhất là vào tuần trước, ngày 812, khi ngài đến tỏ lòng tôn kính với một “Bông hồng vàng” đặt trước ảnh Cứu thoát Dân thành Rôma, là bức icôn Đức Mẹ mà truyền thống nói là do Thánh Luca vẽ và đã bảo vệ dân thành Rôma.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đâylòng sùng kính lớn lao của cha. Lòng tôn kính Đức Mẹ của cha. Như trước đây [khi chưa được bầu làm Giáo hoàng], cha luôn đến đó vào các buổi sáng Chủ nhật khi cha ở Rôma, cha vào đền thánh này một thời gian. Cha thấy có một mối gắn kết rất lớn với Đức Mẹ”. Đức Thánh Cha giải thích rằng ngài đã chuẩn bị các nghi thức tang lễ cho Giáo hoàng cùng với vị chưởng nghi của Giáo hoàng. “Chúng tôi đã đơn giản hóa rất nhiều,” ngài nói. Lễ tang của Giáo hoàng gần đây nhất là lễ tang của Đức Bênêđictô XVI vào ngày 5-1 tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Mối quan hệ với Đức Bênêđictô XVI

Vài ngày trước lễ giỗ 1 năm của Đức Bênêđictô XVI, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nói về mối quan hệ của ngài với vị tiền nhiệm, là đấng đã sống 10 năm với tư cách là vị nguyên giáo hoàng. “Mối quan hệ của cha với Đức Bênêđictô rất thân thiết. Thỉnh thoảng cha đến hỏi ý kiên ngài. Và với trí tuệ tuyệt vời, ngài sẽ góp ý cho cha. Nhưng ngài cũng nói, ngài để tùy cha quyết định theo ý nghĩ riêng của cha. Ngài luôn giúp đỡ cha. Ngài rất hào phóng trong việc này.”

Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả đó là một “ơn” khi có thể “tạm biệt” vị tiền nhiệm, vào lúc vừa nghe một y tá nói rằng Đức Bênêđictô bị bệnh và khi xin mọi người cầu nguyện cho vị tiền nhiệm trong buổi tiếp kiến chung cuối cùng của năm 2022. “Cha đã đến thăm gặp ngài,” Đức Phanxicô kể lại, “Ngài vẫn tỉnh táo, nhưng không thể nói được nữa và ngài nắm tay cha như thế này. Cuộc chia tay đó thật là đẹp. Rất đẹp. Và sau ba ngày thì ngài qua đời. Đức Bênêđictô XVI là một con người vĩ đại, một người khiêm nhường, đơn sơ, khi nhận ra những hạn chế của mình thì ngài đã có đủ can đảm để nói ra. Cha ngưỡng mộ nhân vật này.”

Đức Thánh Cha nói rằng ngài không “cảm thấy” rằng Đức Bênêđictô không còn ở đó nữa, nghĩa là sự ra đi của ngài cũng chỉ giống những năm cuối đời của ngài tại Tu viện Mater Ecclesiae mà thôi: kín đáo, im lặng, tự nhiên. “Cha không nhận ra. Đôi khi cha đến cầu nguyện ở mộ của các Giáo hoàng và đi ngang qua mộ của ngài. Nhưng cha không nhận ra, giống như những lần ngài khuyên nhủ cha, cha dường như không nhận ra ai đó đang khuyên nhủ mình. Ngài có sự khôn ngoan này khi làm mọi việc cách tự do. Nhưng vẫn giống như trước đây. Trước đây changài ở gần và bây giờ changài ở xa, nhưng với cung cách hết sức đơn giản.”

Không có dự định từ chức

Như trong những dịp khác, Đức Thánh Cha nói ngài sẽ không loại trừ khả năng một ngày nào đó sẽ nối bước Đức Bênêđíctô, nhưng ngài nhắc lại rằng bây giờ không phải là lúc. Một năm trước, trong một cuộc phỏng vấn với ABC, Đức Giáo hoàng Phanxicô tiết lộ rằng vào đầu triều đại giáo hoàng của mình, theo thông lệ, ngài đã gửi – cho Đức Hồng y Quốc vụ khanh lúc bấy giờ là Tarcisio Bertone – một lá thư từ chức trong trường hợp có trở ngại về mặt sức khỏe. Bức thư đó vẫn giữ nguyên: “Cha không nghĩ về điều đó. Và cha đã thấy lòng can đảm của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nhận ra rằng mình không thể tiếp tục, ngài đã nói: ‘Đủ rồi.’ Và đây là một tấm gương tốt cho cha, và cha sẽ xin Chúa cho cha nói: ‘Đủ rồi’, nhưng chỉ khi Chúa muốn vậy.”

Tuổi già và sức khỏe

Khi được hỏi liệu có đúng như một số nhà phê bình khẳng định rằng sau khi vị tiền nhiệm qua đời, Đức Thánh Cha đã “trở nên cứng rắn hơn”, đồng thời, những người gièm pha Đức Thánh Cha thì trở nên “độc hại hơn, hung dữ hơn”, Đức Thánh Cha Phanxicô bông đùa rằng: “Không đâu, hẳn là cũng có ai đó đang cần được sửa sai một chút…”. Ngài so sánh với những người cha trong mối quan hệ với con cái: “Đôi khi cần phải dạy dỗ, nhưng ở đây mọi người rất tốt. Cha phức tạp và đôi khi hơi thiếu kiên nhẫn và họ đã chịu đựng cha Những người trong Giáo triều rất tốt”. Alazraki nhận xét: “Nhưng bây giờ Đức Thánh Cha đã bớt nghiêm khắc hơn với họ…” và Đức Thánh Cha trả lời: “Ngay cả ông bà cũng trở nên dịu dàng hơn, đó chỉ là một phần của sự già đi trong cuộc sống.”

Nói về “tuổi già”, gần đây bị viêm phế quản và đã phải qua phẫu thuật hai lần trong hai năm qua tại bệnh viện Gemelli, Đức Giáo hoàng thừa nhận sức khỏe của mình rất mong manh, nhưng rất yên tâm về tình trạng của mình. “Cha cảm thấy khỏe, cha cảm thấy tốt hơn, cha cần con cầu nguyện cho sức khỏe của cha,” bởi vì “tuổi già không tự mình mà đến… nó không tự trang điểm, nó cứ già như thế thôi”. Mặt khác, Đức Thánh Cha nói: “Ta phải biết cách đón nhận những món quà của tuổi già” và “ta cũng có thể làm rất tốt từ một góc nhìn khác”. Đức Thánh Cha tiết lộ: “Đôi khi, họ nói với cha rằng cha liều lĩnh vì cha muốn làm nhiều việc và đi đây đi đó”. Ngài nói, đó là một dấu hiệu cho thấyCha khá khỏe.”

Những chuyến đi sắp tới

Viêm phế quản buộc chuyến đi Dubai đầu tháng 12 của Cop28 phải hủy bỏ. Đức Thánh Cha Phanxicô thừa nhận, “Đúng là tất cả các chuyến đi hiện đang được xem xét lại. Những chuyến ở xa nhất sẽ được xem xét lại. Có những giới hạn, phải không? Giới hạn khiến ta nhận ra rằng mọi thứ ở đây kết thúc và một thứ khác bắt đầu. Tuổi già khiến mình trưởng thành hơn rất nhiều, nó thật đẹp”.

Mặc dù các chuyến tông du của Đức Giáo hoàng đang được đánh giá lại, nhưng ngài vẫn hy vọng sẽ thực hiện ba chuyến viếng thăm trong năm tới: đến Bỉ, Polynesia và Argentina.

Chuyến đầu tiên đến Bỉ nơi ngài được Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde mờilà “an toàn”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Hai cái còn lại là “đang chờ xử lý”: “Chúng ta sẽ xem mọi việc diễn ra như thế nào”.

Đây là lần đầu tiên Đức Thánh Cha công khai nói về việc viếng thăm Polynesia, trong khi ngài đã đề cập đến ý tưởng trở về quê hương trong hầu hết các cuộc phỏng vấn mà ngài đã thực hiện trong năm qua.

Tổng thống mới đắc cử Javier Milei cũng gọi điện thoại mời Đức Thánh Cha tới Argentina khi ông mới đắc cử. Trả lời câu hỏi về những cách diễn đạt về Giáo hoàng mà chính tân tổng thống đã sử dụng trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Trong chiến dịch bầu cử, những điều được nói cách bông đùa cha nói trong ngoặc kép chúng được nói một cách nghiêm túc, nhưng chúng chỉ là những điều tạm thời, những thứ có mục đích tạo ra một chút sự chú ý nhưng sau đó lại tự biến mất. Ta phải phân biệt rất nhiều giữa những gì một chính trị gia nói trong chiến dịch bầu cử và những gì anh ta thực sự làm sau đó, bởi vì sau đó sẽ đến thời điểm cụ thể của các quyết định.”

Salvatore Cernuzio (Vatican News)
Hạo Nhiên (TGPSG) chuyển ngữ