TGPSG — Có một anh thanh niên nọ ba mẹ mất sớm, không nơi nương tựa, anh phải ra đường ăn xin mặc dù còn rất trẻ. Với cái chén cũ đã nứt mẻ, hằng ngày anh đi khắp mọi nơi, gõ cửa từng nhà, đến từng ngõ hẻm để kiếm miếng ăn qua ngày, bữa đới, bữa no…
Một hôm, cả buổi sáng anh chưa xin được gì… Vì quá đói, anh đã liều tới trước căn nhà rộng lớn của một người giàu có… Anh gõ cửa… ông chủ nhà bước ra mở cửa, nhìn thấy bộ dạng rách rưới của anh, tỏ ra vẻ e ngại và khó chịu nên định đóng cửa. Anh van xin: “Lạy ông, con van ông thương tình giúp con với, sáng giờ còn chưa xin được gì cả, xin ông tỏ lòng thương giúp con với ạ.”
Vừa nói, anh vừa chỉ vào cái chén. Ông chủ có chút chạnh lòng trước lời van xin của anh, ông bước vào nhà lấy 2 miếng bánh mì và 1 chai nước mang ra và bỏ vào cái chén đã nứt của anh. “Con cám ơn ông, con không biết nói gì hơn ạ!”Anh nói.
Khi anh rời đi thì ông chủ cầm tay anh lại. Anh hỏi:
– Có chuyện gì vậy ông?
– Cậu có thể cho tôi xem cái chén của cậu một tí được không?
– Tất nhiên rồi ạ.
Ông cầm cái chén, chăm chú nhìn. Một hồi sau ông nói với anh:
– Này cậu, tôi nghĩ từ giờ cậu không cần phải đi ăn xin nữa đâu!
Anh thanh niên bối rối và nói:
– Thưa ông, ông nói vậy là có ý gì? Con không ăn xin thì con nuôi thân bằng gì đây ạ?”
– Cái chén cậu đang cầm chính là chiếc chén cổ, có niên đại hơn 300 năm. Nếu cậu đồng ý bán nó cho tôi, tôi sẽ trả cho cậu số tiền đúng với giá trị của cái chén.
Qua mừng, anh ăn mày đã đồng ý bán chén cho ông nhà giàu. Từ đó, cuộc đời anh bước sang một trang mới: giàu có, sung túc.
Câu chuyện trên nói lên điều gì? Về vật chất, chúng ta có thể có kho báu của riêng mình. Điều quan trọng là chúng ta có biết tìm ra nó không? Khi tìm ra nó, cuộc đời chúng ta sẽ bước qua một trang mới ít nhất là về vật chất. Mỗi người trong chúng ta còn có kho báu riêng về tinh thần để chuẩn bị cho đời sau. Chúng ta phải tính góp những việc thiện, hằng ngày đi lễ và cầu nguyện với Chúa… Mỗi lần như thế là chúng ta đã tích góp kho báu riêng của chúng ta trên trời, để khi được bước qua cuộc sống mới, nơi mà không có đau thương và nước mắt, sự chết không tồn tại thì chúng ta sẽ hưởng sự sống vĩnh hằng muôn đời muôn thuở. Amen.
Vũ Đình Khang (TGPSG)
Tin tức liên quan khác
Giáo lý cho Bài giảng lễ Chúa Nhật 5 Phục Sinh Năm A
Thứ Tư tuần 17 Thường niên năm II – Nước Trời quý giá hơn tất cả (Mt 13,44-46)
Thứ Ba tuần 22 Thường niên năm II (Lc 4,31-37)
Thông báo tin giả: “Bất ngờ Tòa Thánh lên tiếng tình hình cha Antôn Đặng Hữu Nam”
Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh – Đường Em-maus (Lc 24,13-35)
Đại lễ mừng kính Thánh Antôn tại Trung tâm Hành hương Đồng Xuân
Đức Hồng Y Carlo Maria Martini: Suy niệm các Chặng Đàng Thánh Giá theo Kinh Thánh
Thứ Ba tuần 1 mùa Vọng – Hãy vui mừng (Lc 10,21-24)